Page 199 - Tâm lý trị liệu
P. 199
thích tập những liệu pháp mới. bỏ không tập những liệu pháp đã hướng dẫn.
khi cảm thấy chúng không có hiệu quả ngay thì bỏ (chỉ khi nhắc mới tập lại).
Bệnh nhân rất tự giác. chăm chỉ tập nhưng bỏ qua những lời khuyên: điều
chỉnh lại thói quen. môi trường sống – điều này có thể làm hạn chế kết quả trị
liệu. Bệnh nhân cần thực hành các biện pháp kiên trì một thời gian dài hạn
nữa. để củng cố kết. quả đạt được và phải ý thức được rằng đừng chán nản
khi ít. lâu sau cảm giác lo hãi lại đến. Thay vào đó cố gắng phát hiện năng lực
giải quyết đương đầu với lo hãi của bản thân đã ở mức độ nào. Hãy chấp
nhận sự thật rằng chừng nào còn sống thì stress còn xuất hiện và cách tốt
nhất là đưa mình vào vị trí tốt hơn để sẵn sàng ứng phó. một khi nó quay lại.
10. Chứng ám sợ AIDS
Những nhân cách nhút nhát. từ nhỏ chỉ biết có học. Ít va chạm xã hội.
hay suy tư. liên tưởng có thể là những type nhân cách dễ bị thương tổn bởi
những tác nhân gây stress khi bước vào một môi trường sống tự lập.
N.A.V sinh ngày 13/3/1975. là sinh viên Đại học Y khoa Hà Nội bác sĩ
nội trú) tự nguyện tìm gặp tôi. xin được điều trị chứng ám sợ bệnh AIDS.
Chứng ám sợ này đã theo anh suốt những năm tháng sinh viên gây cho anh
không ít phiền toái và có lúc làm cho anh có những phản ứng lẩn tránh. ám
sợ nghi thức không thể kiểm soát.
Từ một bản tự thuật:
“Cuộc đời tôi đã có những kỷ niệm đẹp. những giấy phút hạnh phúc
nhưng cũng không ít những kỷ niệm cay đắng… gia đình tôi có 5 người. Tôi là
con út. Trước tôi là hai anh trai. Bố mẹ đểu là giáo viên. bố dạy đại học. còn
mẹ là giáo viên cấp III..: Tôi là một đứa trẻ ham học. nhưng nhút nhát và hay
suy tư… Đôi khi nhìn vào một cành cây khô. tôi liên tưởng nó giống khẩu
súng. và có khẩu súng thì có đánh nhau và có đánh nhau thì… Trong đầu tôi
hay có những liên tưởng như vậy. Nhiều khi liên tục không dứt. Vì thế đối với
mọi người tôi hay cáu giận một cách vô cớ vì những ý nghĩ riêng của mình…