Page 201 - Tâm lý trị liệu
P. 201
những kỹ thuật cụ thể ngắm kiểm soát trạng thái ám sợ (anh rất cảm ơn
chúng tôi về cuộc nói chuyện này vì giúp anh giải toả rất nhiều điều…). Sau
đó chúng tôi cùng thực hành một số kỹ thuật ứng phó với lo âu như: thư giãn,
căng mềm các nhóm cơ, thư giãn tĩnh quán tưởng tâm bình yên. chú tâm vào
hơi thở, vào một số huyệt nhất định. Vì không có điều kiện, anh chỉ thực hành
các liệu pháp này với chúng tôi có 2 buổi. Tôi khuyên anh nên thu xếp thời
gian đến nghe những buổi thuyết trình của tôi về tâm bệnh lý và các liệu pháp
chống lo âu (dành cho các bác sĩ và nhân viên y tá). Anh vui vẻ nhận lời và
tham dự một số buổi (khoảng 5–6 buổi). Cứ sau mỗi buổi chúng tôi có khoảng
15 phút. toạ đàm về những ca tâm bệnh cụ thể và những liệu pháp thích hợp.
Thời gian 7 tuần trôi đi, khi tạm ngưng chương trình tập huấn về tâm
bệnh lý và các liệu pháp trị liệu. anh vui vẻ cho biết tình trạng sức khoẻ tâm
thần của mình giờ đây tốt hơn nhiều.
Chúng tôi không gặp nhau sau đó nhưng vài tháng sau tôi có được
những thông tin khá tốt về tình trạng sức khoẻ của anh.
Đôi điều cần biết:
Chứng ám sợ, lo âu có thể đến “thăm” bất cứ ai. Đó là những vị khách
“lì lợm”, khó chịu nhất luôn luôn “không mời mà đến” và nếu ta “xua đuổi thì
họ nhất định không đi.
Những type nhân cách hay quan trọng hoá vấn đề (hoặc tuyệt đối hóa).
nhút nhát hay suy tư liên tưởng, chỉ biết có học, ít va chạm xã hội, sức chịu
đựng thất bại thấp là những đối tượng dễ bị stress tấn công nhất và dễ bị
thương tổn nhất.
Có nhiều cách để những vị khách hãy ít lai vãng đến ngôi nhà tâm trí
của bạn, nhưng có lẽ hiệu quả nhất là bạn hãy cắm biển “stop” (dừng lại)
“stop thinking” (dừng lại không suy nghĩ miên man) hoặc tiếp mà thờ ơ như là
không tiếp. Tức là cứ để những cảm giác, ý nghĩ đó đến rồi lại đi tuỳ ý, còn ta
chỉ đơn thuần ghi nhận sự có mặt ' của những vị khách đó. mà không bận tâm
bởi họ và hành động suy nghĩ theo cái ta đã định, xem như họ không có