Page 200 - Tâm lý trị liệu
P. 200
Đến lớp 5 tôi được vào chuyên toán thành phố. thi được giải nhất tỉnh.
sau đó được cử đi học để thi học sinh giỏi toàn quốc. nhưng tôi đã thi không
được giải… Từ đó tôi học súc năm lớp 8 tôi thi trượt chuyên toán tỉnh. tôi rất
đau khổ đã khóc thầm. thậm chí không dám đi học nữa vì xấu hổ… Những
năm cấp III. đó là thời kỳ có những biến động lớn trong cuộc sống gia đình tôi
Bố đi học ở nước ngoài. hai anh đi học đại học xa. mẹ con tôi ở nhà bươn
chải… Rồi kết thúc cấp III. tôi thi trượt ĐH Y khoa Hà Nội. phải ở nhà một
năm. Năm sau thi lại nhưng hỏng Y khoa Hà Hội. chỉ đỗ y khoa Thái Bình. Tôi
cho rằng số mình đã không mấy mắn và chán nản. Những năm học ở ĐH Y
khoa Thái Bình là thột thời kỳ khủng hoảng về tinh thần. Tôi cảm thấy khung
cảnh chật hẹp. tối tăm và bắt đầu lo sợ đủ điều. kể cả những cái rất lặt vặt
cũng làm tôi bận tâm…
Vào năm thứ 3 khi học về bệnh AIDS tôi cảm thấy rất lo sợ. sợ tiếp xúc
với bệnh nhân. sợ tiếp xúc với bạn bè. Có một lần bị viêm kết mạc. thế mà tôi
lo sợ sẽ bị cận thị. bị mù liền đi chữa khắp nơi ai bảo gì cũng làm… Những
nỗi ám ảnh về AIDS không làm sao dứt ra được. tôi sợ đi cắt tóc. đánh răng
chảy máu cũng làm tôi sợ… Về đêm tôi hay nghĩ là làm sao tránh bị AIDS và
cứ vậy đêm này qua đêm khác không làm sao mà giải quyết dứt ra được. Có
một lần chỉ bị nổi cái nốt của bệnh ngoài da thông thường mà tôi lại đinh ninh
là mình bị AIDS… Hốt hoảng đến tột cùng. mất ăn mất ngủ… cũng may mà
sau đó những nốt trên mất đi… Nỗi ám sợ này làm tôi không còn khả năng
tập trung. học táp sút kém và cách cư xử thì đôi lúc không giống với chính
mình… Năm thứ 4 tôi quyết định thi chuyển khoa vì tôi nghĩ chỉ có thay đổi
môi trường mới trở lại cuộc sống bình thường được, nhưng thực tế đã không
diễn ra như vậy… lúc này đây tôi đã hiểu ra rằng tôi đã có một nỗi ám ảnh,
không bình thường như những người khác…”
Tư vấn và trị liệu:
Khác với các bệnh nhân khác. V là một bác sỹ. anh hiểu rõ hơn ai hết
về bệnh. Vì vậy ngay từ buổi đầu tiên chúng tôi có một cuộc nói chuyện chân
tình kéo dài trên 2 tiếng liên quan chủ yếu đến nguyên nhân, bản chất và