Page 192 - Tâm lý trị liệu
P. 192
hoặc la hét… Quan trọng hơn nữa, nỗi lo lắng này người mẹ không biết chia
sẻ cùng ai.
Chúng tôi đã tiến hành trị liệu bằng tư vấn qua điện thoại. Bắt đầu bằng
việc lắng nghe người mẹ thổ lộ tâm tư nhiều khi dài hàng giờ qua điện thoại
(người mẹ nhiều lần khóc trong điện thoại). Sau mỗi cuộc nói chuyện tư vấn,
chúng tôi thường gợi ý cách quan sát. giao nhiệm vụ cho người mẹ theo dõi
hành vi của trẻ, xem đó như là bằng chứng để điều chỉnh nhận thức không
hợp lý và thái độ lo lắng thái quá của mẹ.
Những lần thăm khám trẻ trực tiếp tại nhà là cơ hội để cung cấp. huấn
luyện các kiến thức. kỹ năng hiểu biết nhu cầu của trẻ. cùng chơi với trẻ.
Ngoài việc trấn an người mẹ rằng việc kết luận trẻ 20 tháng tuổi bị động kinh
bằng điện não đồ chưa thật sự tin cậy, mà nên tham khảo các chuyên gia
thần kinh, tâm thần. ý kiến của một vài chuyên gia hàng đầu về thần' kinh tâm
thần cũng thống nhất như vậy. điều này làm giảm stress ở người mẹ.
Mục tiêu chúng tôi luôn hướng tới là điều chính thái độ và hành vi của
người mẹ, làm sống lại tình cảm âu yếm, vui đùa của người mẹ trước đó để
thay đổi phản ứng ở đứa trẻ.
Kết quả: sau gần 3 tháng trẻ đã!'giảm hẳn” những hành vi bất thường,
đặc biệt. là đã ngủ yên. ít la hét hơn trước. người mẹ rất phấn khởi.
8. Kém học, ứng xử bất thường
Cháu N.V.B – nam. 11 tuổi. là học sinh lớp 6B trường THCS Chương
Dương. cô giáo chủ nhiệm lớp báo cáo. B là học sinh cá biệt. bất thường.
không chịu học. thường xuyên bị điểm 1.2 và bị ghi tên vào sổ đầu bài nhiều
lần trong tuần. nhưng khi phê bình chỉ cười. không xấu hổ. B thường xuyên
không làm chủ được hành động của mình. Trong lớp B hay cười. nói tự do,
hay mơ màng ngủ gật không học bài. không làm bài tập. chép bài không đầy
đủ. thường xuyên quên sách vở hay bút, hay đánh mất đồ dùng học tập…
Nhưng B vần thích đến lớp học. không trốn lớp hay bỏ tiết. B cũng không có
bạn thân trong lớp. Cô giáo đã làm “hết cách” mà trẻ vẫn không tiến bộ.