Page 171 - Tâm lý trị liệu
P. 171
Trước đây. cháu thường kêu mệt. tức ngực khó thở. không thèm ăn.
sau khi tan học về chỉ thích lên gác nằm một mình. ngủ thiêm thiếp. từ chối
mọi cuộc nói chuyện hay giao tiếp. Một vài lần bố mẹ động viên không được
đã ép ăn thì cháu nôn ra và nói rằng rất sợ mùi cơm. mùi thịt gà và các mùi
thức ăn khác. Trước khi vào viện vài tuần cháu bị sốt.. thêm chứng co giật ở
mặt. co cứng cả tay chân và bị đau buốt đầu.
Cháu B vào viện trong tình trạng sức khoẻ tiều tuỵ. da bọc xương. suy
kiệt toàn thân. Sau 2 tuần điều trị hồi sức tích cực bằng truyền đạm. đường
Glucô và ăn bằng ống xông. các bác sĩ vẫn chưa thực sự tìm ra căn nguyện
của chứng bệnh này. Họ đề nghị thử trị liệu bằng các biện pháp tâm lý.
Tiếp xúc buổi đầu tiên. bệnh nhân ủ rũ không nói. Khi gặng hỏi cháu chỉ
nói vài từ giọng yếu ớt. mắt lờ đờ. không muốn vận động. chỉ ngồi bó ngối.
nhắm mắt gục đầu. Trước đó vài tháng. cháu B đã đến điều trị tại Viện này 2
lần.
Lần 1 kéo dài 3 tuần. sử dụng thuốc chống trầm cảm (tiêm
Cerebrolizin). trị liệu trò chơi tranh vẽ và động viên. khuyến khích ăn. Cháu có
khá hơn: ra viện (cháu ăn được 1 bát cơm/ 1 bữa) tăng 2 kg. Nhưng về nhà đi
học được 3 ngày sau lại bị lại. phải vào viện lần 2. Lần 2 cháu nằm 4 tuần
cũng đỡ hơn. Nhưng về nhà được vài tuần. cháu lại bị lại và lần này vào Viện
cháu ở tình trạng sức khoẻ xấu nhất. Trẻ nằm liệt giường nôn. rung giật cơ
mặt đau ngực khó thở. đặc biệt thường có những cơn co cứng chân tay và
toàn thân rất nhanh. đau đầu triền miên.
Các phương pháp trắc nghiệm (Beck. Zung và STAI). phỏng vấn đã chỉ
ra rằng cháu B có triệu chứng của những rối nhiều tâm lý sau đây: Mức độ
cao của trầm nhược, mức độ đáng kể của lo hãi, mức độ cao của trạng thái
cô đơn,lẫn tránh các cuộc tiếp xúc xã hội và mức độ cao về trạng thái bất an
đau cơ thể.
Điều kiện tiềm ẩn và thời điểm phát sinh bệnh lý: