Page 172 - Tâm lý trị liệu
P. 172
Cháu B là con cả trong một gia đình hoà thuần. bố mẹ cháu đều là giáo
viên cấp hai (bố là hiệu trưởng). Cháu học giỏi. ham học. chăm học và là lớp
trưởng.
Được vào lớp chọn. rồi tham gia vào đội học sinh giỏi của tỉnh (để có
được thành tích này cháu đã phải cố gắng quá sức). Nhưng cháu thì không
thành công. cháu rất buồn. học sút. cháu hay kêu mệt và từ đó nói ít.. biếng
ăn. Liên tiếp sau đó cháu thôi không làm lớp trưởng và không được học ở lớp
chọn…
Như vậy chứng chán ăn của cháu B là hậu quả của những stress liên
tiếp bắt nguồn tử những thất bại học đường. những mong thuốn thái quá về vị
trí và kết quả học tập (điều kiện phát sinh bệnh lý). Thêm vào đó là một nhân
cách ít từng trải. ít có khả năng chịu đựng thất bại. dễ bị tổn thương về mặt
xúc cảm (điều kiện tiềm ẩn). cũng có thể có cả những biến loạn sinh-tâm lý
tuổi dạy thì (điều kiện cộng hưởng).
Những stress này thoạt đầu gây ra những rối loạn chức năng của hệ
thống tiêu hoá như mất cảm giác đói. không thèm ăn đau tức ngực khó thở
chướng bụng. đầy hơi. khó tiêu. Phản ứng với cảm giác này. cháu biếng ăn
dần và chỉ ăn nhưng thức ăn dễ tiêu như bánh mỳ. sữa. đậu phụ. rồi sau đó
bỏ ăn như là hậu quả tất yếu của stress và trầm cảm kéo dài. Rồi sự mệt mỏi.
buồn chán. mặc cảm tự ty dẫn đến phản ứng từ chối giao tiếp. thích nằm một
mình trên gác. ưu tư trầm cảm đả thương tỳ vị (theo cách hiệu của đông y).
tiếp theo ảnh hưởng đến đến các tạng phủ khác. làm rối loạn chức năng của
các cơ quan này…
Can thiệp tích cực:
Một chương trình trị liệu can thiệp tổng hợp gồm những liệu pháp sau
đây đã được tiến hành trong 8 tuần (mỗi tuần 3 buổi):
1. Điều chỉnh nhận thức: Những cuộc nói chuyện với bệnh nhân và
phỏng vấn gia đình đã tiết lộ rằng cháu B có những nhận thức không phù hợp
như: có những mong muốn thái quá (mong đoạt giải nhất, kỳ thi học sinh giỏi