Page 15 - Tâm lý trị liệu
P. 15

lời mắng nhiếc hàng ngày của người mẹ đã tạo ra một mặc cảm tội lỗi: “… và

               đừng cứu tôi. Nếu tôi có sống đi chăng nữa cũng chỉ là cái gai di động trước

               mắt mọi người…”

                       Q.T đã hình thành một ý tưởng tự sát từ lâu, ít ra là một tháng trước

               (hôm rủ bạn đi mua thuốc bả chuột). Song, điều bất hạnh là hành vi này đã

               không được phát giác và cảnh giác.

                       Rõ ràng sự tan vỡ gia đình, tình yêu thương bị tước đoạt, sự mất lòng

               tin và lòng tự trọng đã tạo ra một stress mãn tính và dẫn tới hành vi tự sát: đó

               là một bằng chứng của ứng phó tiêu cực (negative coping), tìm đến cái chết,

               một hành vi tự huỷ hoại, để trốn thoát (Trích tài liệu “Stress & đời sống”, GS

               Đặng Phương Kiệt, 1997).





                        … nhu cầu tư vấn và trị liệu tâm lý

                       Xã hội hiện đại càng phát triển, càng phát sinh ra nhiều mối nguy hiểm

               tiềm năng cho sức khoẻ của con người, đặc biệt là sức khoẻ tâm trí. Đó là

               môi trường ngày càng bị ô nhiễm, không gian thoáng sạch ngày càng bị thu

               hẹp, thói quen sống huỷ hoại sức khoẻ, stress do các nguyên nhân sinh–tâm

               lý và xã hội… đang trở thành những tác nhân kích thích làm nảy sinh và duy
               trì các dạng mức khác nhau của bệnh tâm trí.


                       Bệnh tâm trí còn gọi là bệnh tâm thần, hiểu theo đúng nghĩa, bao gồm

               một loạt các dạng thái khác nhau. từ những rối nhiễu tâm lý như lo âu, trầm

               cảm, ám ảnh, hung tính… đến những rối loạn tâm thần như hoang tưởng, tâm
               thần phân liệt, động kinh.


                       Kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển cho thấy xã hội càng

               phát triển, con người càng mắc nhiều các chứng rối nhiễu tâm trí. Theo thống

               kê, từ 15–20% dân số thế giới hiện đang mắc một hay nhiều chứng rối nhiễu
               tâm thần.


                       Ở Mỹ, theo số liệu của các tác giả Zimbardo & Weber (1997): Mrazek &

               Haggerty (1994), năm 1978 có khoảng 10–15% dân số Mỹ mắc ít nhất một
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20