Page 13 - Tâm lý trị liệu
P. 13
Vĩnh biệt xã hội, ngôi nhà thế giới này
Mong rằng kiếp sau gặp lại
Cuộc đời sẽ hạnh phúc hơn phải không?
Theo lời kể của thân nhân:
Sau 16h30 cùng ngày (sách, vở cặp còn để trên bàn), mẹ gọi con
không thấy trả lời, vội mở chăn ra thì thấy chân tay lạnh toát nước tiểu ướt
đẫm quần áo, không thở, mắt cứng đờ vội mang đi bệnh viện nhưng không
cứu được.
Được biết, bữa trưa hôm đó (3–4–1995), nạn nhân ăn cơm với bà
ngoại (vốn ít quan tâm đến cháu), nhưng ăn ít. Sau đó về buồng riêng (có lẽ
uống “thuốc diệt chuột Trung Quốc).
Lá thư kể trên được tìm thấy trên mặt bàn, cạnh giường nằm. chắc là
được viết ra ngay trước lúc có hành vi tự sát.
Q T. là một thiếu nữ tuổi 16, không thi vào được lớp 8, mới xin vào học
một trường trung cấp tài chính do một người chị họ của mẹ đang làm ở ngành
này xin cho. Bố mẹ ly dị từ lúc được một năm tuổi.
Mẹ là công nhân, học hết lớp 7, tự nguyện kết hôn với người chồng,
hơn 7–8 tuổi, vốn là một cán bộ phiên dịch trung cấp tiếng Nga, đã có lần đi
theo một đoàn cán bộ sang Nga làm phiên dịch, bị đuổi về nước vì có quan
hệ bất chính với một người con gái Nga. Trở về nước không có việc làm, bố
mẹ ở quê là nông dân nghèo. Tuy nghèo, nhưng vẫn cố làm ra vẻ sang trọng:
mượn quần áo mới. giày mới.Tình cờ một lần nói chuyện với người Nga trên
đường phố, được vợ (chưa cưới) chứng kiến; vả lại bảnh trai. có sức hấp
dẫn… rồi hai người kết hôn. Sau khi kết hôn, hai người chỉ thuê được một
căn nhà rất tồi tàn. Cảnh nghèo túng không thể che giấu được, người vợ vỡ
mộng và quyết định ly dị chồng khi đứa con vừa tròn một tuổi.
Từ khi cha mẹ ly dị, Q.T ở với mẹ và ông bà ngoại. Mẹ ở vậy nuôi con
nhưng vẫn có nhu cầu gần gũi với nhiều người đàn ông khác, thường tự