Page 11 - Tâm lý trị liệu
P. 11
Kể từ đó cháu thấy rất khó đi ngoài, hay vào nhà vệ sinh, mỗi lần ngồi 1
– 2 tiếng vẫn không đi được. Cháu có cảm giác có một khối rối, tắc sâu phía
trong hậu môn. Cháu đòi mẹ cho đi khám soi, chiếu, chụp nhưng không phát
hiện có điều gì khác thường (cháu bộc lộ đã đôi lần cho ngón tay vào trong
hậu môn và dùng vòi nhựa chọc). Cùng thời gian này cháu dần dần cảm thấy
đau đầu, đau nửa đầu, rồi toàn đầu, thường thấy nóng ở sau đầu rồi lan ra
khắp đầu; thường xuyên có cảm giác tức ngực nghẹt thở, khó nói (để nói một
câu gì đó có khi phải mất 5 - 7 phút mới bật ra được). Cháu cũng dần dần xa
lánh bạn bè, tránh mọi quan hệ xã hội (mỗi khi có ai đến nhà cháu thụt vào
buồng). Cảm giác lo âu xuất hiện thường xuyên, cháu tưởng tượng ra mặt
mình đen và mọc mụn. Trên lớp, lúc cô gọi hỏi bài thì cháu ấp úng không nói
ra được (cháu cho biết vì sợ nói sai, vì cảm thấy có gì nghẹn không bật ra
được). Từ đó cháu luôn cúi và nghiêng đầu một bên, mắt nháy liên tục và sợ
ánh sáng…”.
* Ca thứ ba: “Cháu N.V.B – nam, 11 tuổi, là học sinh lớp 6B trường
THCS Chương Dương, cô giáo chủ nhiệm lớp báo cáo, B là học sinh cá biệt,
bất thường, không chịu học, thường xuyên bị điểm 1,2 và bị ghi tên vào sổ
đầu bài nhiều lần trong tuần, nhưng khi phê bình chỉ cười, không xấu hổ. B
thường xuyên không làm chủ được hành động của mình. Trong lớp B hay
cười, nói tự do hay mơ màng ngủ gật, không học bài, không làm bài tập chép
bài không đầy đủ, thường xuyên quên sách vở hay bút, hay đánh mất đồ
dùng học tập… Nhưng B vẫn thích đến lớp học, không trốn lớp hay bỏ tiết, B
cũng không có bạn thân trong lớp. Cô giáo đã làm hết cách” mà trẻ vẫn không
tiến bộ…
Hoàn cảnh gia đình:
B là con một trong gia đình, bố làm nghề lái xe, “khi có mặt ở nhà, bố là
người dữ đòn (làm trẻ sợ). Mẹ làm nghề bán hàng ở chợ, khá bận bịu với
công việc buôn bán làm ăn, cũng ít có thời gian quan tâm đến trẻ, nhưng rất
chiều trẻ. Bố mẹ cho biết trẻ đẻ non một tháng, lúc nhỏ có vẻ hơi chậm, có lúc
dường như hơi ngẩn…