Page 18 - Tâm lý trị liệu
P. 18
– Các rối nhiễu chức năng công cụ và luyện tập: có 96 trường hợp
chiếm 27,3%, trong đó chủ yếu là TIC (máy giật cơ) đơn độc và rối nhiễu về
ngôn ngữ, hành vi học đường.
– Các rối nhiễu có biểu hiện thực thể và rối nhiễu ửng xử: có 106
trường hợp, chiếm 30% chủ yếu là đái dầm.
Theo kết, quả nghiên cứu chẩn đoán điều trị trực tiếp của chúng tôi
phối hợp cùng với khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Thụy Điển và Trung tâm
Khám chữa bệnh và Tư vấn sức khoẻ số 9 Ngọc Khánh và Trường THCS
Chương Dương trong 10 tháng, tính từ tháng 1 đến tháng 10 năm 1999, có
64 ca, đến thăm khám về tâm lý, trong đó có 35 trường hợp là trẻ em và thiếu
niên (dưới 16 tuổi) gồm 20 nữ và 15 nam. Rối nhiễu tâm trí của nhóm trẻ này
chủ yếu là: nhiễu tâm (gồm lo âu, ám ảnh nghi thức, ám sợ, trầm nhược…),
rối nhiễu các chức năng công cụ (gồm TIC, nói lắp, hiếu động, hung bạo, kém
học…). rối nhiễu có biểu hiện thực thể hoặc rối nhiễu ứng xử (đau bụng, đau
cơ thể, ngất, mệt mỏi chóng mặt, chán ăn tâm thần, đái dầm, đau đầu.)
* * *
Như vậy nhu cầu về điều trị các rối nhiễu tâm trí ở trẻ em ngày càng gia
tăng trong xã hội Việt Nam. Trong khi đó, đội ngũ những người làm tâm lý lâm
sàng hiện tại còn rất ít ỏi, đặc biệt tay nghề thực hành trị liệu của đội ngũ này
còn rất nhiều hạn chế, do chưa được huấn luyện đàn tạo một cách bài bản.
Do vậy cuốn sách chuyên khảo này mong muốn cung cấp những kiến thức,
những công cụ mang tính hệ thống, có bài bản kỹ thuật, giúp cho việc tư vấn
và trị liệu tâm lý trong điều trị lâm sàng có hiệu quả hơn. Cuốn sách cũng
hướng đến mục tiêu chiến lược là giúp thân chủ (người bệnh gia đình thân
chủ, biết được những “nguyên nhân”. hiểu “cơ chế” phát sinh, duy trì rối
nhiễu, học cách kiểm soát, phát triển khả năng điều chỉnh, tự trị liệu, tự chữa
bệnh và phòng ngừa khả năng mắc lại các rối nhiễu tâm trí.
Chúng tôi rất mong nhận được sự cổ vũ, chỉ dẫn, góp ý nhiệt tình, chân
thành của các nhà chuyên môn, của bạn đọc để bổ sung và hoàn thiện trong
lần tái bản sau.