Page 10 - Tâm lý trị liệu
P. 10
– Sau đó trẻ được đưa vào Viện Nhi, khoa Tâm bệnh với chẩn đoán:
“Nhiễu tâm ám ảnh – nghi thức trội, trầm nhược”.
* Ca thứ hai:
“Cháu N.A.T sinh ngày 8–4–1985 là học sinh lớp 8, được mẹ đưa đến
bệnh viện Nhi Thụy Điển ngày 9–4–1999 với chứng bệnh ám sợ lẩn tránh xã
hội, rối loạn thần kinh thực vật. Cháu đã đi khám chữa nhiều nơi cả đông tây
y đều không khỏi và bệnh ngày càng nặng hơn.
Triệu chứng biểu hiện ra ngoài trong lần tiếp xúc đầu tiên là: mặt luôn
cúi, không nhìn thẳng, mắt trái nháy giật liên tục (khó chịu với ánh sáng), khó
nói (thấy nghẹn ở cô), đau đầu, nóng khắp đầu (đặc biệt phía sau đầu), tức
ngực khó thở. Cháu chỉ thích ngồi, nằm một mình trong phòng tối, không thích
tiếp xúc với ai, rất khó đi ngoài (cảm giác có một bối rối ở trong ruột phía trong
hậu môn). Tình trạng sức khoẻ nói chung suy kiệt, trầm cảm, thỉnh thoảng có
cơn cáu gắt hoặc nói nhảm bất thường, cháu từ chối ăn vì sợ ăn vào bị nặng
hơn, dốt đi.
Trước khi bị bệnh:
Cháu N.A.T là con cả trong gia đình bố làm y sỹ quân y, mẹ là cán bộ ở
một trung tâm nghiên cứu khoa học, trước khi bị bệnh cháu là con ngoan, rất
đảm đang trong công việc gia đình, ở trường là học sinh khá, cháu không có
nhũng biểu hiện gì đặc biệt về hành vi.
Bố mẹ cháu lấy nhau tự nguyện, khi mang thai cháu, mẹ hay bực bội vì
ở chung phòng với 2 người phụ nữ khác. Cháu có lịch sử sinh khó (phải dùng
giác hút nhưng không bị ngạt và hay ốm đau quặt quẹo. Vào lúc 2 tuổi cháu bị
viêm phế quản đi tiêm và bị teo cơ một bên chân từ đó (những vẫn đi lại
được). Từ tháng 7–1998 cháu bị con mèo nhà hàng xóm cắn vào ngón tay,
trước đó cháu thấy con mèo này ăn một con cóc, cháu rất sợ. Khoảng 1
tháng sau con mèo bị ốm không đi được và ít lâu sau con mèo chết. Từ sau
khi bị cắn cháu luôn lo sợ mèo truyền bệnh cho mình (cháu lo sợ nhưng chỉ
nói cho bố mẹ biết, khi con mèo chết).