Page 14 - Tâm lý trị liệu
P. 14
nguyện “đi lại” với một người đàn ông, ngay cạnh nhà, là một kỹ sư đã bỏ vợ,
sống độc thân, có lần đánh ghen với một người phụ nữ khác là “bồ” của
người đàn ông này.
Mẹ ít có thì giờ và ít để tâm chăm sóc con, lại hay mắng “Sao mày đần
thế, sao mày hãm thế, không có bạn bè gì cả (ý nói bạn trai)… “, chỉ có ông
ngoại quan tâm, nhưng ông đã chết cách đó hai năm.
Một tháng trước đây, Q.T đã rủ một bạn gái đi mua thuốc diệt chuột
Trung Quốc, nhưng bạn ngăn lại (lời bạn kể).
Lời bàn của nhà tư vấn tâm lý:
Lá thư có lẽ đã phản ánh khá trung thực tâm trạng cô gái. Nỗi tuyệt
vọng bắt nguồn trước hết từ cuộc tan vỡ hôn nhân của hai bố mẹ. Từ khi ly
dị, bố Q.T vào ở hẳn Sài Gòn không một lần gặp lại con: cuộc chia ly là vĩnh
viễn (thậm chí khi nhận tin con chết cũng không ra thăm). Càng lớn lên, Q.T
càng cảm thấy đau khổ vì gia đình tan vỡ. “… Bé đã sớm phải chứng kiên
cảnh cha mẹ mỗi người một đường. Tôi trơ trọi đứng giữa, nhìn mà tuyệt
vọng”.
Trong tâm thức người Việt Nam, không có cha, hay mất cha là một tổn
thất rất lớn: thiếu một chỗ dựa, một sự nâng đỡ “con không cha như nhà
không nóc”, thiếu một tình thương và một lòng tin.
Tuy sống với mẹ, nhưng Q.T lại không được hưởng tình thương yêu
chăm sóc của mẹ. Dường như đối tượng đầu tư cảm xúc của người mẹ này
không phải là đứa con côi cút đáng thương mà là những người đàn ông đủ
loại nhằm đáp ứng một nhu cầu tình dục. không thể kiềm chế. Nguồn lực
nâng đỡ duy nhất còn lại là ông ngoại, nhưng tình thương yêu cuối cùng này
cũng không còn nữa. “…Tôi trơ trọi đứng giữa, nhìn mà tuyệt vọng”.
Song, một tác nhân nữa càng làm cho stress gia tăng là sự mắng nhiếc
của người mẹ: “Sao mày đần thế, sao mày hãm thế”. giống nhừ những trái
bom làm sập đổ hoàn toàn lòng tự tin (self–esteem) vốn rất mong manh vì đã
không có tình yêu thương nào. Lòng tự trọng đã bị thương tổn nặng; những