Page 17 - Tâm lý trị liệu
P. 17
loại của Hội tâm thần học Mỹ, 1994). Một nghiên cứu khác mới nhất (tháng
4/2000) của chúng tôi cùng nhóm sinh viên Khoa Tâm lý ĐHKHXH&NV về rối
nhiễu lo âu và kỹ năng thích ứng xã hội ở lứa tuổi học sinh THCS (trên 503 hs
thuộc 3 trường THCS khu vực Hà Nội) cho thấy có ít nhất 17,74%– 18,81%
hs có biểu hiện rối nhiễu lo âu và 17,65 – 19,21% hs có thiếu hụt kỹ năng
thích ứng xã hội (có nhận thức và hành vi kém thích nghi) trên tổng số hs
được điều tra.
Như vậy nếu lấy một con số dự báo khiêm tốn, trung bình có khoảng
15% trẻ em có khó khăn học đường hoặc có rối nhiễu hành vi thì đã có hàng
triệu trẻ em cần sự giúp đỡ của các bác sỹ tâm lý. Tại sao vậy? Trẻ em hiện
nay phải chịu sức ép nặng nề trong học tập, một bên là của bố mẹ nôn nóng
muốn cho con học sớm, đọc nhiều… bên kia là của các cơ quan giáo dục
ngày càng dồn vào chương trình học rất nhiều môn, nhiều kiến thức mới…
Trong lúc đó, những nhu cầu tâm lý khác của trẻ không được đáp ứng… ép
học, kìm hãm nhu cầu… từ đó dễ sinh ra rối nhiễu tâm trí.
Dưới góc độ nghiên cứu chẩn đoán trị liệu, theo báo cáo thống kê phân
loại các rối nhiễu tâm trí của trẻ em và thiếu niên qua 352 hồ sơ của bác sĩ
Phạm Văn Đoàn thuộc Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em (NT) tính từ tháng
1/1989 đến tháng 10/1995 cho biết có những nhóm rối nhiễu tâm trí cơ bản
sau đây:
– Loạn tâm: có 24 trường hợp, chiếm 6,8%, trong đó chủ yếu là tâm
thần phân liệt ở tuổi tiền đậy thì và dậy thì.
– Nhiễu tâm: có 95 trường hợp, chiếm 27%, chủ yếu là nhiễu tâm tiến
triển có biểu hiện hysteria và ám sợ trội.
– Bệnh lý về nhân cách và các rối nhiễu tiến triển ngoài loạn tâm và
nhiễu tâm có 14 trường hợp, chiếm 4%, trong đó chủ yếu là trái nết, dị tính.
– Các rối nhiễu phản ứng: có 5 trường hợp.
– Các suy giảm tâm trí: có 44 trường hợp chiếm 12.5%, bao gồm chậm
khôn nhẹ và vừa.