Page 19 - Tâm lý trị liệu
P. 19
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội – 2000, TS Nguyễn Công Khanh
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC VÀ SINH LÝ HỌC LỨA TUỔI,
VIỆN KHGD, 101 TRẦN HƯNG ĐẠO, HÀ NỘI
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ
Trong số những phương pháp điều trị người bệnh đặc biệt là những
người mắc các chứng tâm bệnh hay bệnh tâm thể, liệu pháp tâm lý có một
sức hấp dẫn đặc biệt. Càng ngày các chuyên gia y học, tâm thần học và tâm
lý học càng nhất trí cho rằng liệu pháp tâm lý đóng một vai trò đáng kể. Nhiều
khi đặc biệt quan trọng trong việc điều trị bệnh. Bởi vì bất kỳ một loại bệnh
nào dù đó là thực thể hay tâm thể đều có liên quan đến các quá trình sinh–
tâm lý. Nói cách khác, những yếu tố tâm lý là một thành tố ảnh hưởng đáng
kể đến quá trình phát sinh, duy trì và phục hồi bệnh lý.
1. Trị liệu tâm lý là gì?
Trị liệu tâm lý hay tâm lý liệu pháp (Psychotherapy) khác biệt với trị liệu
y sinh học (Biomedical Therapy), mặc dù chúng có chung nguồn gốc là trị liệu
hay điều trị (Therapy) một thuật ngữ chung nhất được dùng để chỉ tất cả
những hình thức chữa trị một chứng bệnh hay một rối nhiễu bất kỳ). Trị liệu
tâm lý cũng khác biệt với các kỹ thuật điều chỉnh hành vi khác như phẫu thuật
tâm lý (Psychosurgery) hay tâm dược trị liệu (Psychodrug therapy).
Nếu sử dụng mô hình máy tính để mô phỏng hoạt động của não bộ
chúng ta, có thể nói rằng những vấn đề của tâm trí hoặc có thể xảy ra trong
phần cứng (thành phần, cấu trúc) hoặc ở phần mềm (các chương trình). Hai
hướng điều trị chủ yếu đối với các chứng rối nhiễu tâm lý (Psychological
disorders) nhằm vào phần cứng hoặc phần mềm.
– Liệu pháp y sinh học nhằm trực tiếp vào việc thay đổi phần
cứng, tức là tạo những ảnh hưởng làm thay đổi các quá trình sinh lý như
tăng cường hay hạn chế các quá trình dẫn truyền thần kinh hay các quá trình