Page 141 - Tâm lý trị liệu
P. 141

– Tổ chức trẻ vào một nhóm và tiến hành trò chơi để điều chỉnh.


                       Thường thường trẻ có rối nhiễu tâm trí là những đứa khó tiếp xúc, rụt
               rè, nhút nhát, thụ động, khó nhập vai và ít có khả năng tự quyết định một vấn

               đề nào đó. Do vậy, thoạt đầu nên sử dụng những trò chơi đơn giản để “khởi

               động”, trong đó chủ yếu là những trò chơi vận động, truyền đạt cảm xúc như

               “mèo đuổi chuột”, “bịt mắt bắt dê”, “rồng rắn”, “tranh ghế”…

                       Điều quan trọng là trò chơi phải làm sống động cảm xúc của trẻ, cuốn

               hút chúng vui chơi hết mình. Sau đó sử dụng các trò chơi phân vai, có hướng

               dẫn mang tính phức tạp hơn (nhằm thực hiện các mục tiêu trị liệu).


                       – Giai đoạn tiếp theo là kể chuyện, những chuyện kể được chuẩn bị
               trước và từng người lần lượt kể. Các câu chuyện có thể nói về bất kỳ điều

               kiện nào. Cũng có thể thu hẹp thành chuyện kể có chủ đề. Trong nhiều

               trường hợp câu chuyện trẻ kể phản ánh nỗi sợ bị tấn công, sợ bị cô đơn, sợ

               bị đánh đập (theo đề tài của bác sỹ: “Cháu sợ cái gì nhất?”). Trong một số

               trường hợp khác, câu chuyện của trẻ phản ánh những vấn đề quan tâm lo

               lắng của trẻ (theo các đề tài: “Cái gì làm cháu lo lắng, cái gì làm cháu khó
               chịu, ở đâu người ta mắng mỏ cháu..?”).


                       – Giai đoạn cuối cùng là thảo luận nhóm: Mục đích của nó là củng cố

               kết quả điều trị, mở rộng tầm nhìn và phát triển tự ý thức của trẻ. Đề tài để

               thảo luận có thể rất đa dạng. Thường thường bác sĩ trị liệu tâm lý hay sử
               dụng những tình huống nảy sinh trước đó (trong lúc cùng chơi: kể truyện…)

               làm đề tài thảo luận cho cả nhóm.



               XV. LIỆU PHÁP TÂM LÝ GIA ĐÌNH
                       Trước đây tâm lý học lâm sàng trẻ em thường tập trung điều trị những

               rối nhiễu tâm lý ở chính đứa trẻ mà ít để ý đến môi trường gia đình. Có

               chăng, chỉ là làm tư vấn cho bố mẹ đỡ lo lắng, giúp con kiên trì điều trị.

                       Ngày nay, đa số các nhà trị liệu tâm lý không còn xem trẻ em như là cá

               thể riêng biệt, mà cho rằng những triệu chứng rối nhiễu tâm lý ở trẻ là biểu

               hiện của những rối nhiễu quan hệ nào đó hay rối nhiễu của toàn bộ gia đình.
   136   137   138   139   140   141   142   143   144   145   146