Page 142 - Tâm lý trị liệu
P. 142

Bởi vì đứa trẻ ấy không phải là một cá thể đơn độc mà nó là một thành viên

               của gia đình. Nó có quan hệ thân thích với bố mẹ, ông bà, anh chị em… Do

               vậy muốn chữa trị tận gốc các chứng rối nhiễu tâm trí của trẻ, ta cần phải

               “chăm chữa” cả bố mẹ và toàn thể gia đình.

                       Trị liệu gia đình hay liệu pháp gia đình (family therapy) thực chất là một

               kiểu đặc biệt của liệu pháp nhóm. Trị liệu gia đình đòi hỏi không chỉ bản thân

               trẻ (bị rối nhiễu) được trị liệu, mà các thành viên khác của gia đình, đặc biệt là

               bố mẹ cũng phải được trị liệu. Nhà trị liệu cần phải tập trung vào những mối
               quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân bị rối nhiễu để tìm cách điều chỉnh, cải

               thiện để thay đổi tình trạng của toàn bộ gia đình.


                       Điều chỉnh các mối quan hệ không thuận lợi trong gia đình thường bao

               gồm những phần việc sau đây:

                       Giúp bố mẹ ý thức được những nguyên nhân, trạng thái rối nhiễu tâm

               trí của con trẻ, cải thiện các trạng thái tâm lý tiêu cực của họ và xây dựng lại

               các mối quan hệ đồng cảm, yêu thương trong gia đình. Điều này có ý nghĩa

               đặc biệt quan trọng, giúp loại trừ nguồn gốc thường xuyên gây chấn thương
               tâm lý cho trẻ (do những xung đột tâm lý trong gia đình và phương pháp giáo

               dục sai lạc).


                       Các giai đoạn cơ bản của liệu pháp tâm lý gia đình:

                       Liệu pháp tâm lý gia đình bao gồm các giai đoạn sau đây:


                       1– Tìm hiểu gia đình: Nhằm phát hiện các yếu tố duy trì trạng thái rối

               nhiễu tâm lý của đứa trẻ do các quan hệ giao tiếp không thuận lợi trong gia
               đình gây ra. Các bác sĩ trị liệu tâm lý nghiên cứu các mối quan hệ trong gia

               đình có trẻ bị rối nhiễu tâm trí có chung nhận xét rằng ở những gia đình này

               thường có những đặc điểm sau:


                       –  Bố mẹ không hiểu những đặc điểm phát triển nhân cách của trẻ,
               thường kìm hãm các nhu cầu của chúng như nhu cầu được an toàn, được

               thừa nhận, được yêu thương, nhu cầu được tự biểu thị cũng như nhu cầu

               được trở thành chính mình…
   137   138   139   140   141   142   143   144   145   146   147