Page 144 - Tâm lý trị liệu
P. 144
– Thảo luận về kết quả thăm khám nên được tiến hành trước hoặc
đồng thời với liệu pháp cá nhân cho trẻ. Bác sĩ tâm lý nên kiên nhẫn lắng
nghe bố mẹ của trẻ trình bày quan điểm của họ về nguyên nhân xuất hiện rối
nhiễu. Thường thường bố mẹ trẻ có rối nhiễu, có xu hướng nhìn nhận con
mình một cách tiêu cực. Họ hay tìm thấy nhược điểm của con, hay phàn nàn
về trẻ, gán thêm cho con những vấn đề của chính họ. Nhiệm vụ của bác sĩ
tâm lý là lắng nghe để hiểu các nguyên nhân, những điều kiện đang duy trì rối
nhiễu tâm lý ở trẻ mà không bị lôi cuốn vào các mâu thuẫn gia đình, không
phê phán trẻ, cũng không phê phán bố mẹ. Sau đó bác sĩ tâm lý cần chỉ ra
những mối liên hệ cụ thể giữa tình trạng rối nhiễu của trẻ với những mâu
thuẫn hiện có trong gia đình, bao gồm cả những hoàn cảnh gây chấn thương
tâm lý và tính cách của bố mẹ. Sau cuộc thảo luận, bác sĩ tâm lý nên gợi ý,
hướng dẫn bố mẹ phải làm gì để xoá bỏ những mâu thuẫn đã kéo dài giữa họ
với con cái, và bằng cách nào để xây dựng lại các mối quan hệ.
3– Tiến hành đồng thời các liệu pháp tâm lý với trẻ và bố mẹ:
Bác sĩ tâm lý nên đưa ra thột phác đồ điều trị cho trẻ gồm một nhóm
các liệu pháp tâm lý thích hợp. Đồng thời giúp bố mẹ tìm kiếm cách giải quyết
hợp lý những mâu thuẫn trong gia đình. Tốt nhất là giúp từng thành viên trong
gia đình hình dung mình ở vị trí người khác, để thay đổi nhận thức, thái độ,
thay đổi cách ứng xử (sử dụng tâm kịch trò chơi phân vai…). chấp hành trách
nhiệm “hoà hoãn không xung đột” và tham gia bình đẳng tích cực vào quá
trình điều trị cho trẻ. Bác sĩ tâm lý có thể gặp riêng từng thành viên trong gia
đình để giúp họ hiểu những vấn đề của họ trong nhận thức hành vi ứng xử
đóng vai trò nguyên nhân hay cái củng cố đang duy trì trạng thái rối nhiễu tâm
lý ở đứa trẻ. Việc tháo gỡ, dỡ bỏ những vấn đề này chính là loại bỏ những
điều kiện đang duy trì hành vi rối nhiễu ở trẻ.