Page 145 - Tâm lý trị liệu
P. 145
PHẦN VII. ỨNG DỤNG TRONG LÂM SÀNG CÁC CA TÂM BỆNH TRẺ
EM VÀ NGƯỜI LỚN
Xã hội công nghiệp hoá thường tạo ra nhiều căng thẳng tâm lý, đó là
những stress ảnh hưởng đến đời sống (stress tích cực (eutress) có lợi cho
con người, còn stress tiêu cực (distress) thì có hại) và sức khoẻ tinh thần của
mỗi cá nhân. Tỷ lệ từ 15–20% dân số thế giới hiện mắc bệnh tâm trí ở những
dạng mức khác nhau, và nguy hiểm hơn, xã hội càng phát triển thi tỷ lệ này
càng tăng lên. Theo những công trình nghiên cứu về sức khoẻ tâm thần - tâm
bệnh lý thì những stress tiêu cực có nguồn gốc từ các nguyên nhân xã hội,
sinh lý và tâm lý là những tác nhân chủ yếu làm nảy sinh và duy trì các dạng
mức khác nhau của bệnh tâm trí.
Tuy nhiên nếu hiểu stress như là trạng thái căng thẳng của cơ thể phản
ứng lại với những kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể thì cuộc sống
của mỗi cá nhân không thể không đối mặt với stress. Khi không thể loại bỏ
được stress khỏi đời sống thì mỗi người cần phải học cách kiểm soát ứng phó
với stress.
Nhưng làm thế nào để đối phó thành công với stress?
Cách tốt nhất để ứng phó thành công với stress là hãy chấp nhận
stress như là sự thách thức, qua đó thử trải nghiệm rèn luyện bản lĩnh của cá
nhân. Việc chấp nhận stress một cách đầy đủ sẽ giúp ta có khả năng điều hoà
cảm xúc. Vì bực bội hay khiếp sợ mỗi khi nghĩ đến stress chỉ làm tăng khả
năng rối loạn thần kinh chức năng, còn tự nói với mình tôi sẽ chấp nhận và
đương đầu, là ta bắt đầu quá trình nhận thức lại bản chất tình huống hay sự
kiện gây stress. Nhìn nhận sự trải nghiệm stress chỉ là sự phản ứng của cơ
thể, thực sự không có hại, thực sự không nguy hiểm, sẽ giúp ta đủ bình tĩnh
tìm cách ứng phó hợp lý.
Tuy nhiên về lâu dài cần phải tìm cách loại bỏ các tác nhân gây stress.
Các tình huống, các sự kiện trong cuộc sống có xu hướng tích tụ stress ở mỗi
cá nhân và có xu hướng thực thể hoá thành một chứng bệnh. Điểm khởi đầu
của một chứng bệnh thường xảy ra khi thân chủ đã chịu đựng những hậu quả