Page 146 - Tâm lý trị liệu
P. 146
tiêu cực của các tác nhân gây stress trường diễn và khi có một tác nhân này
stress khác bổ sung hay cộng hưởng giống như “một giọt nước làm tràn đầy
cốc nước”. Cơ thể phát bệnh giống như một nồi nước sôi, còn các tác nhân
gây stress là những thanh củi đun ở đáy nồi, muốn nước không tiếp tục sôi
phải bớt củi đáy nồi.
Trên thực tế, nhiều ngươi bị stress hành hạ chỉ vì họ không có các kỹ
năng đối phó với stress. Sự thất bại của nhiều người trong việc kiểm soát
stress còn có một nguyên nhân chính khác là họ không sử dụng cách tiếp cận
tổng hợp, tức là không biết cách phối hợp nhiều liệu pháp để đối phó với một
chứng bệnh nào đó, họ không có đủ niềm tin vào các liệu pháp này, chẳng
hạn cho rằng chúng “quá đơn giản” hay “quá rắc rối”. Cũng có thể vì họ không
đủ kiên trì thực hành hàng ngày những liệu pháp này trong một thời gian đủ
dài hoặc chỉ chú ý đến động tác mà ít để ý đến nguyên lý.
Như vậy, để có thể ứng phó có hiệu quả với các rối nhiễu tâm trí, mỗi
người cần có một chiến lược tiếp cận, kiềm chế stress bằng cách quyết tâm
điều chỉnh lối sống toàn diện của cá nhân (để loại bỏ các nguyên nhân gây
stress) và vận dụng các liệu pháp can thiệp ở nhiều tầng – thể chất, tâm lý và
xã hội (để hoá giải các rối nhiễu). Dưới đây, chúng tôi xin lần lượt giới thiệu
những ca điều trị lâm sàng sử dụng phối hợp các liệu pháp tâm lý cơ bản để
điều trị các chứng rối nhiễu tâm trí như chán ăn tâm thần, rối nhiều dạng đau
có thể, rối nhiễu ứng xử, lo hãi, ám sợ, ám ảnh, trầm nhược… đây là những
ca lâm sàng do chúng tôi hướng dẫn, phối hợp hoặc trực tiếp trị liệu thành
công tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Thụy Điển, tại trường THCS Chương
Dương, và tại Trung tâm Khám chữa bệnh số 9 Ngọc Khánh, Hà Nội.
1. Rối nhiễu dạng đau cơ thể và ứng xử bất thường
Lý do thăm khám và chân dung tâm lý
Trẻ gái N.D.L, 8 tuổi, học lớp 2 Trường tiểu học GV - Hà Nội vào viện
Xanh–pôn ngày 7–2- 2000, với lý do đau đầu, đau bụng, cắn móng tay, luôn
cáu gắt và có ý tưởng tự sát.