Page 143 - Tâm lý trị liệu
P. 143
– Mặc cảm ở trẻ: trẻ cảm thấy bị đối xử không công bằng hoặc cảm
nhận bị mọi người trong gia đình, đặc biệt bố mẹ ruồng bỏ, hắt hủi.
– Bố mẹ không tiếp nhận tính cá nhân của trẻ, không tin vào kinh
nghiệm của trẻ, xúc phạm lòng tự trọng của con.
– Những yêu cầu và mong muốn của bố mẹ không tương xứng với nhu
cầu và khả năng của con.
– Thái độ quá nghiêm khắc hay quá nuông chiều con (sự bảo hộ quá
đáng), sự đối xử không nhất quán với trẻ hay sự không thống nhất trong công
tác giáo dục trẻ.
– Tính xúc cảm cao, thái độ lo lắng thái quá hoặc “quyến luyến” thái
quá (tạo ra sự phụ thuộc tình cảm của trẻ đối với bố luyến” thái quá (tạo ra sự
phụ thuộc tình cảm của trẻ đối với bố mẹ).
Các yếu tố bệnh tật, xung đột gia đình, ly dị… cũng gây những chấn
thương tâm lý cho trẻ. Do vậy tìm hiểu, phân tích các sự kiện những quan hệ
mâu thuẫn trong gia đình, hiểu biết quan điểm của từng thành viên về mâu
thuẫn đó là điều rất cần thiết. Nhiều khi bố mẹ đưa trẻ đến thăm khám tâm lý,
nhưng chính họ cũng đang có những vấn đề về tâm lý.
Thường thương cha mẹ hoặc quá lo lắng về trạng thái tâm trí của con
hoặc họ đưa con đến thăm khám tâm lý chỉ do yêu cầu của chuyên môn y tế.
Họ thực sự không hiểu những nguyên nhân thực chất dẫn đến tình trạng rối
nhiễu tâm trí của con. Vì vậy bác sĩ tâm lý cần làm cho họ hiểu được mọi biểu
hiện bệnh lý ở đứa trẻ đều trực tiếp hay gián tiếp bắt nguồn từ những tình
trạng nhất định của gia đình. Hiệu quả của trị liệu phụ thuộc đáng kể vào sự
hợp tác chặt chẽ của bố mẹ với bác sĩ trị liệu. Việc họ tự nguyện thay đổi một
số thái độ, cách ứng xử, nếp sinh hoạt là những nhân tố quan trọng giúp quá
trình trị liệu đạt hiệu quả.
2– Thảo luận với bố mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình về
kết quả thăm khám