Page 65 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 65

S

                                                        G 1           G 2


                                                               M

                                                               1
                                          Hình 2.10: Chu kỳ sinh sản của tế bào:
                     - Sự tổng hợp S (Sythesis).
                     - Tiền phân chia G 2(Genesis).
                     - Phân chia M (Mitotic).
                     - Sau phân chia G 1:
                                                           h
                                                                           h
                     + S : Phase này kéo dài từ 1,536 , trung bình 8  , kháng tia.
                                      h
                         2
                     + G : 30'   1,5
                                      h
                     + M : 30'   2,5   Nhạy cảm tia nhất.
                     + G 1 : kéo dài hàng tháng.
               2.2.2. Tương tác của bức xạ ion hóa với cơ thể sống
               a. Sự ngăn cản phân chia tế bào
                   Tế bào có thể sinh ra và nhân lên về số lượng trong quá trình phân chia tế bào.
               Đây là một chức năng cơ bản của một cơ thể sống bất kỳ. Ngay ở cơ thể người
               lớn, quá trình phân chia tế bào vẫn thường xuyên diễn ra để thay thế cho các tế
               bào đã chết. Những chỗ tổn thương do bức xạ gây ra có thể kìm hãm hoặc ngăn
               cản quá trình phân chia tế bào và như vậy làm suy yếu chức năng của tế bào và
               cơ thể.
               b. Sự sai sót nhiễm sắc thể
                   Bức xạ có thể phá huỷ nhiễm sắc thể. Đa số các trường hợp tổn thương thường
               được hàn gắn và không có hậu quả gì gây ra. Tuy nhiên một số thương tổn có thể
               làm mất hoặc sắp xếp lại các vật chất di truyền, những bộ phận này có thể quan
               sát được qua kính hiển vi. Những sự cố như vậy được gọi là những sai sót của
               nhiễm sắc thể. Những sự sai sót xác định có thể làm chết tế bào hoặc biến đổi
               chức năng của tế bào. Tần số xuất hiện kiểu sai sót của nhiễm sắc thể có một mối
               tương quan xác định đối với liều lượng và do đó người ta có thể sử dụng chúng
               như là những liều lượng kế sinh học.
               b. Đột biến gen
                    Sự thay đổi lượng thông tin trong gen được biết với thuật ngữ biến đổi gen.
               Sự hỏng hóc của nhiễm sắc thể có thể dẫn đến sự đột biến gen.
               c. Sự chết tế bào
                   Quá trình chiếu xạ có thể làm chết tế bào hoặc dẫn tới tất cả các hiệu ứng trên.
               Quá trình chết của tế bào là quá trình quan trọng nhất trong việc điều trị ung thư.
               Quá trình này thường được biểu diễn bằng tỷ lệ sống sót của tế bào sau khi chiếu
               một liều xác định.
                   Tuy nhiên ở liều cao hơn, khả năng sửa chữa của tế bào đạt ở mức bão hoà, tỷ
               lệ sống sót giảm rất nhanh.
                   Tuỳ theo liều lượng bức xạ do cơ thể hấp thụ ít hay nhiều mà các biến đổi nói
               trên có thể được phục hồi hoặc không thể phục hồi. Ngoài yếu tố liều lượng, tác
               hại của bức xạ còn phụ thuộc vào yếu tố thời gian. Cùng một liều lượng bức xạ,
               nếu cơ thể hấp thụ làm nhiều lần, thì các biến đổi về bệnh lý ít xảy ra hơn so với


                                                            65
   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70