Page 70 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 70
Đối với việc điều trị theo phân nhỏ liều lượng với n buổi chiếu và liều lượng
mỗi buổi chiếu là d, thời gian giữa hai lần chiếu ít nhất là 6 giờ để các tế bào lành
có thể hồi phục hoàn toàn.
Đối với việc tia xạ liên tục theo suất liều thấp, cần phải tính đến sự hồi phục
của các tổn thương gần chết trong giai đoạn điều trị. Cách tính như sau:
4) Sự tái sinh sôi (Regeneration)
Sự tái tạo quần thể của tế bào là một trong những thông số quan trọng đối
với kết quả điều trị và quan trong đối với cả sự đáp ứng sớm của các tế bào lành
cũng như của các tế bào u. Đối với sự đáp ứng sớm của tế bào lành như da chẳng
hạn tốc độ phân chia tế bào sẽ bắt đầu tăng lên sau khoảng thời gian nào đó từ khi
bắt đầu điều trị, vì vậy yêu cầu liều lượng ngày càng tăng lên để cho cùng một
hiệu ứng sinh học. Điều này làm cho nó có lợi thế trong việc kéo dài thời gian
điều trị, bởi vì tốc độ hồi phục trở nên nhanh hơn theo thời gian. Sự kéo dài thời
gian điều trị tia xạ do đó có lợi cho sự hồi phục của các mô lành, cho các tế bào
đáp ứng sớm, nhưng không có lợi cho các tế bào đáp ứng muộn.
Tuy nhiên, cùng một hiệu ứng có thể xảy ra đối với các khối u, nơi mà sự tái
tạo quần thể tế bào được gia tăng, có nghĩa là cần tăng liều lượng một cách đáng
kể để đạt được cùng một tổng số tế bào bị giết, nếu thời gian điều trị tổng cộng
dài hơn thời gian mà sau đó các tế bào u bắt đầu phân chia một cách nhanh hơn. Ở
các khối u vùng đầu cổ, người ta đã quan sát được rằng các khối u bắt đầu phát
triển nhanh hơn trong khoảng thời gian từ 2- 4 tuần sau khi bắt đầu điều trị,
(Withers và cộng sự-1988). Khoảng thời gian này thường được gọi là “thời điểm
bắt đầu thực sự” - T k . Do đó, việc kéo dài thời gian điều trị là bất lợi trong việc
kiểm soát khối u, trong khi lại có lợi cho sự đáp ứng sớm của tế bào lành. Đương
nhiên, điều này sẽ gây ra khó xử và phương pháp điều trị tốt nhất còn tùy thuộc
vào mức độ tương đối của sự hồi phục của các tế bào lành cũng như tránh được sự
tăng sinh của tế bào u. Vấn đề ở đây là cần phải cân nhắc một cách thận trọng về
loại khối u. Chẳng hạn nó rất quan trọng để giảm tối thiểu thời gian điều trị đối
với những khối u tăng sinh nhanh. Biểu hiện của loại khối u tăng sinh nhanh có
thể nhận biết được bằng khoảng thời gian tăng đôi (Tp) của các tế bào. Ở đây, Tp
không phải là thời gian làm tăng đôi thể tích của khối u. Mà nó là thời gian cần để
làm tăng gấp đôi quần thể tế bào, khi giả thiết rằng không có sự mất mát nào xảy
ra ở chúng. Người ta đã ghi nhận được thời gian Tp của các khối u thể sừng hoá
thuộc vùng đầu, cổ vào khoảng 3-4 ngày; của các khối u vú là từ 8-30 ngày (trung
bình 12 ngày). Đối với các khối u tuyến tiền liệt thì Tp có thể là 60 ngày. Nếu Tp
ngắn thì chế độ phân chia liều nhỏ có thể sẽ thích hợp, ngược lại nếu Tp dài thì
mọi lợi thế về tiêu diệt tế bào u sẽ bị lấn át bởi sự tăng lên về các phản ứng sớm
của tế bào lành. Các đại lượng chủ yếu về thời gian bán hồi phục, các tỷ số / và
thời gian tăng sinh gấp đôi của một số loại tế bào được trình bày trên bảng 2.5.
Bảng 2.5: Thời gian bán hồi phục (T1/2) của các tế bào phổi và tủy sống
Tế bào Liều lượng phân bố T1/2 (giờ)
Phổi (Vegesna và cộng sự-1985) Chia nhỏ 1,5 (1,2 - 1,9)
(Down và cộng sự-1986) LDR 0,68 (0,55-0,89)
(Travis và cộng sự-1987) Chia nhỏ 0,74 (0,68-0,81)
Tuỷ sống (Ang và cộng sự-1987) Chia nhỏ 1,55 (1,40-1,73)
70