Page 43 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 43

thủy tinh kín và bảo quản kỹ riêng biệt, chờ bán hủy gần hoàn toàn mới được bỏ
               vào thùng rác phóng xạ 1 và 2.
               4.2. Đối với chất thải của bệnh nhân
               1, Các giấy vệ sinh, băng vệ sinh có một lượng phóng xạ nhỏ từ nước tiểu của
               bệnh nhân tại các buồng vệ sinh phải cho vào túi nhựa buộc kín, để riêng và lưu
               giữ thêm 1 ngày trước khi được coi là rác thải bệnh viện (có kiểm tra lại bằng
               Inspecter).
               2, Sàn của buồng và phòng vệ sinh của bệnh nhân phải được xả nước thường
               xuyên để tránh nhiễm bẩn ra xa khỏi khu vực này.
               3, Các chất thải và nôn mửa của bệnh nhân từ các nhà vệ sinh số 1-2-3 sẽ được
                                                                 3
               lưu giữ tại các bể thải có dung tích 17,5 m . Tháng thứ nhất vào bể số 1, tháng
               thứ hai vào bể số 2, gần hết tháng thứ 3 sẽ hút hai bể số 1 và 2 và mang đi theo
               hợp đồng với công ty vệ sinh môi trường đô thị do số lượng chất thải này đã
               không còn phóng xạ và đạt độ an toàn.
               4, Các nhân viên được phân công công việc xử lý chất thải phải thường xuyên
               kiểm tra các phao báo đầy của các bể được dùng vào cuối tháng để có thể chuyển
               sang dùng các bể tiếp theo.
               5. Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ tại đơn vị YHHN
                       Các sự cố bức xạ có thể xảy ra tại đơn vị YHHN bao gồm: mất nguồn
               phóng xạ, đổ thuốc phóng xạ gây nhiễm bẩn.
                       Khi xảy ra sự cố mất nguồn phóng xạ cần phải tiến hành ngay các công
               việc sau:
               -  Báo cáo ngay với người phụ trách đơn vị, bác sỹ được phân công việc trực tại
               đơn vị, trưởng ban an toàn bức xạ để phối hợp tìm kiếm nguồn.
               -  Liệt kê tất cả các vị trí nguồn có thể bị thất lạc ở đó.
               -  Kiểm tra, chuẩn bị tất cả thiết bị ghi đo bức xạ phù hợp để dò tìm nguồn.
               -  Tiến hành dò tìm kiếm theo danh sách các vị trí đã được liệt kê.
               -  Tiếp tục tìm kiếm đến khi tìm được nguồn. Nếu không tìm thấy nguồn phải
               báo cáo ngay với Ban giám đốc Bệnh viện để có kế hoạch nhờ hỗ trợ từ các cơ
               quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ.
               -  Lập báo cáo về sự cố mất nguồn và cách xử lý, gửi báo cáo về Ban An toàn
               bức xạ.
                       Khi xảy ra sự cố đổ thuốc phóng xạ:
               -  Thông báo ngay cho mọi nhân viên làm việc trong khu vực biết để tránh đi lại
               vào vùng có nhiễm bẩn.
               -  Phủ ngay giấy thấm lên khu vực đổ vỡ để hạn chế sự lan rộng nhiễm xạ. Với
               các chất phóng xạ dễ bay hơi như I-131, có thể sử dụng thêm các tác nhân làm
               hạn chế sự bay hơi của chất phóng xạ.
               -  Thông báo cho người phụ trách an toàn của đơn vị về sự cố để cùng phối hợp
               xử lý sự cố. nếu lượng thuốc phóng xạ bị đổ vỡ lớn cần báo cáo cho người phụ
               trách đơn vị và trưởng ban An toàn bức xạ để phối hợp khắc phục sự cố.
               -  Đo đạc suất liều bức xạ xung quanh khu vực nhiễm bẩn, khoanh vùng nhiễm
               bẩn với giá trị suất liều bức xạ trên đường biên xấp xỉ 100Sv/h.

               -  Nếu suất liều bức xạ khu vực quá cao và đồng vị phóng xạ có thời gian sống
               ngắn, có thể khoanh vùng tiếp cận để chờ phân rã sau một vài chu kỳ rồi mới tiến
               hành tảy xạ.

                                                            43
   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48