Page 47 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 47
BÀI 7
QUY TRÌNH CHỤP XẠ HÌNH TƯỚI MÁU PHỔI
Thời gian: 1 giờ lý thuyết
I. Mục tiêu của bài
- Kiến thức:
1. Trình bày được quy trình chụp xạ hình tưới máu phổi.
II. Nội dung bài
1. Đại cương
Phổi là cơ quan rất thích hợp cho việc thăm dò bằng đồng vị phóng xạ, vì
nó là một cơ quan lớn, ít cản tia phóng xạ và chỉ bị che bởi thành ngực.
Kỹ thuật ghi hình phổi với Tc99m-MAA (Macroaggregated AlbuminTED
ALBUMIN) để phát hiện các vùng phổi không được tưới máu.
2. Chỉ định
- Chẩn đoán tắc nghẽn mạch phổi (Embolism).
- Chẩn đoán lưu huyết phổi từng vùng trước khi dự định phẫu thuật cắt bỏ một
phần phổi.
3. Chống chỉ định
- Không có chống chỉ định tuyệt đối.
- Bệnh nhân có thai, cho con bú cần theo hướng dẫn của thầy thuốc.
4. Quy trình chụp xạ hình
4.1. Chuẩn bị
4.1.1. Nhân viên
- Mặc áo blue, áo chì, kính chì, khẩu trang, mũ
- Đeo liều kế cá nhân
4.1.2. Hồ sơ bệnh án
Có đầy đủ thông tin cá nhân và chỉ định của bác sỹ
4.1.3. Dược chất phóng xạ và thiết bị
- Hạt nhân phóng xạ: Tc99m với T1/2: 6giờ; Bức xạ gamma 140KeV.
- Hợp chất đánh dấu: MAA (Macroaggregretd albumin).
- Chuẩn bị DCPX: Bơm dung dịch 99mTc-pertechnetat vào lọ MAA, lắc nhẹ, ủ
trong 30-45 phút ở nhiệt độ phòng.
- Kiểm tra chất lượng: Tỷ lệ đánh dấu phải đạt 90 – 95%.
- Liều dùng: 2-6 mCi .
- Đường dùng: Tiêm tĩnh mạch chậm, trước khi tiêm nên dốc ngược bơm tiêm
để hòa trộn các hạt.
- Máy ghi đo: máy Gamma Camera SPECT có trường nhìn rộng, bao định
hướng Collimator năng lượng thấp, độ phân giải cao. Cửa sổ năng lượng: 20%
tập trung ở 140keV. Máy chuẩn liều bức xạ gamma, máy đo rà bức xạ gamma.
4.1.4. Bệnh nhân
- Bệnh nhân được giải thích về ý nghĩa và trình tự tiến hành kỹ thuật để hợp tác
thực hiện chụp hình.
- Yêu cầu BN tháo bỏ tất cả nhưng vật gây ảnh hưởng chất lượng hình ảnh:
Vòng cổ, điện thoại di động...
- Bệnh nhân mang theo phim chụp X quang phổi trong vòng 24 giờ trước.
47