Page 42 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 42

c) Kiểm soát để bảo đảm liều chiếu xạ các đối tượng này phải chịu trong
               khoảng thời gian chẩn đoán hoặc điều trị của người bệnh không vượt quá 5 mSv.
               3.4. Quy trình quản lý bệnh nhân sử dụng thuốc phóng xạ và theo dõi liều
               chiếu
               1, Tổng kết số lượng bệnh nhân có chỉ định chụp khi đã thăm khám.
               2, Tính toán liều xạ cần chụp cho từng đối tượng và kỹ thuật chụp.
               3, Xắp xếp đối tượng chụp theo thời gian đợi chụp và thời gian chụp hợp lý. Giải
               thích về kỹ thuật chụp và các thủ tục trước chụp.
               4, Pha dịch chiết phóng xạ với chất gắn đúng kỹ thuật của chỉ định.
               5, Thực hiện 5 đúng 5 đối chiếu.
               - 5 đúng: Đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời
               gian
               - 5 chiếu: Đối chiếu số giường, số phòng; đối chiếu nhãn thuốc; đối chiếu chất
               lượng thuốc; đối chiếu đường dùng thuốc; đối chiếu thời gian dùng thuốc
               6, Tiêm đúng kỹ thuật của chỉ định (tại phòng tiêm hoặc tại bàn chụp).
               7, Theo dõi tại buồng tiêm 15 phút hoặc ngay tại bàn chụp.
               8, Hướng dẫn bệnh nhân về buồng chờ chụp, uống nước hoặc truyền dịch sau
               tiêm, chỉ dẫn khu vệ sinh và cách vệ sinh, báo trước khoảng thời gian sẽ chụp tùy
               theo kỹ thuật.
               9, Hướng dẫn bệnh nhân về phòng sau chụp và thời gian, khoảng cách cần cách
               ly với người nhà sau chụp.
               10, Đo liều chiếu an toàn theo quy định an toàn bức xạ trước khi rời khỏi nơi
               chụp với bệnh nhân đào thải phóng xạ kém.
               4. Xử lý rác thải và chất thải có phóng xạ
               4.1. Đối với trang thiết bị Y tế đã qua sử dụng (có phóng xạ)
               1,  Kim  tiêm  được  dùng  sau  khi  chiết  tách  và  phân  liều  phóng  xạ,  tiêm  thuốc
               phóng xạ cho bệnh nhân phải được tháo rời khỏi bơm tiêm và bỏ vào hộp hoặc lọ
               nhựa riêng. Lọ này được đựng trong túi nhựa trong thùng rác số 1. Túi này phải
               được đánh dấu và ghi ngày tháng để tránh nhầm với túi rác ngày trước đó.
               2,  Bơm  tiêm  được  dùng sau khi  chiết  tách và phân  liều phóng  xạ, tiêm thuốc
               phóng xạ cho bệnh nhân phải được bỏ vào túi nhựa để trong thùng rác bọc chì số
               1 cùng với túi chứa lọ kim tiêm.
               3, Bông băng gạc, găng tay, giấy thấm tại các khay và hộp chì chứa dụng cụ có
               phóng xạ bỏ cùng túi với bơm tiêm đã tháo kim. Dùng Inspecter kiểm tra lại vùng
               làm việc và những nơi có nguy cơ bẩn phóng xạ để xử lý bẩn phóng xạ bằng các
               công tác tẩy rửa, cách ly, chờ phân hủy.
               4, Dụng cụ bằng kim loại, nhựa và các vật liệu chịu nước có bẩn phóng xạ được
               rửa tại bồn rửa trong phòng thủ thuật cho đến khi không còn phóng xạ.
               5, Hết ngày phải buộc chặt túi đã đánh dấu và lưu giữ tại thùng rác bọc chì số 1.
               Ngày tiếp theo cũng xử lý như các ngày trước. Thứ 2 đầu tuần sau sẽ chuyển các
               túi này sang thùng rác bọc chì thứ 2 để lưu giữ thêm 1 tuần nữa để chuyển các túi
               không còn phóng xạ (kiểm tra lại bằng Inspector) ra nơi tập kết rác thải của bệnh
               viện như là rác thải Y tế. Số rác tại thùng rác bọc chì chì số 1 tiếp tục chuyển
               sang thùng rác bọc chì thứ 2.
               6, Trong trường hợp số lượng phóng xạ không dùng hết phải báo cáo lãnh đạo
               đơn vị hoặc bác sỹ chịu trách nhiệm, ghi vào sổ sử dụng thuốc, lưu giữ bằng lọ


                                                            42
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47