Page 41 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 41

Giới hạn liều nghề nghiệp đối với nhân viên bức xạ trên 18 tuổi là:
                       a) Liều hiệu dụng 20 mSv trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm
               kế tiếp nhau (100 mSv trong 5 năm) 1 và 50 mSv trong một năm đơn lẻ bất kỳ;
                       b) Liều tương đương đối với thủy tinh thể mắt 20 mSv trong một năm được
               lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau (100 mSv trong 5 năm)1 và 50 mSv trong
               một năm đơn lẻ bất kỳ;
                       c) Liều tương đương đối với chân và tay hoặc da 500 mSv trong một năm;
                       d) Riêng đối với nhân viên bức xạ nữ phải áp dụng thêm các quy định:
               Nhân viên bức xạ nữ mang thai phải thông báo cho người phụ trách an toàn về
               việc mang thai của mình và nếu có nguyện vọng tạm thời thay đổi điều kiện lao
               động thì người đứng đầu tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải bố trí
               công việc khác phù hợp.
                       Giới hạn liều nghề nghiệp đối với người học việc trong quá trình đào tạo
               nghề có liên quan đến bức xạ và đối với học sinh, sinh viên tuổi từ 16 đến 18 tuổi
               sử dụng nguồn bức xạ trong quá trình học tập của mình là:
                       a) Liều hiệu dụng 6 mSv trong một năm;
                       b) Liều tương đương đối với thủy tinh thể mắt 20 mSv trong một năm;
                       c) Liều tương đương đối với chân và tay hoặc da 150 mSv trong một năm.
                       Nhân viên vận hành thiết bị bức xạ phải thực hiện nghiêm các bước tiến
               hành công việc:
                       a) Kiểm tra an toàn thiết bị trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc công việc;
                       b) Đóng cửa ra vào trong suốt quá trình vận hành thiết bị;
                       c) Tuân thủ quy trình vận hành thiết bị;
                       d) Chú ý những tín hiệu bất thường của thiết bị bức xạ và thiết bị kiểm tra
               để kịp thời phát hiện sự cố, ngăn ngừa tai nạn;
                       đ) Không được tháo bỏ các bộ phận hư hỏng trong hệ thống bảo vệ của
               thiết bị và nối tắt để vận hành, ví dụ nối tắt hệ thống khóa liên động cửa ra vào
               phòng xạ trị.
                       Mặc quần áo bảo hộ lao động, găng tay, mũ trùm đầu, khẩu trang, giầy bảo
               hộ hoặc bao chân cho nhân viên bức xạ y tế làm việc tiếp xúc với nguồn phóng
               xạ hở (thuốc phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ, chất thải phóng xạ).
                       Sử dụng bình phong chì che chắn cho nhân viên khi tiếp xúc với người
               bệnh lưu đã sử dụng thuốc phóng xạ hoặc đã cấy nguồn phóng xạ.
               3.2. Yêu cầu đối với bệnh nhân
                       Cơ sở y tế sử dụng thuốc phóng xạ để điều trị nếu có lưu người bệnh đã sử
               dụng thuốc phóng xạ phải bảo đảm mỗi phòng chỉ lưu một người bệnh. Trường
               hợp buộc phải bố trí nhiều người bệnh nằm chung phòng, phải sử dụng các bình
               phong chì di động để che chắn sao cho người bệnh này không bị ảnh hưởng chiếu
               xạ từ người bệnh kia.
               3.3. Yêu cầu đối với người giúp đỡ bệnh nhân
                       Cơ sở y tế có trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ cho người giúp đỡ,
               chăm sóc người bệnh đang chẩn đoán hoặc điều trị bằng bức xạ ion hóa bằng các
               biện pháp như sau:
                       a) Hướng dẫn các biện pháp cơ bản để bảo đảm an toàn bức xạ, quy trình
               an toàn trước khi để họ tham gia các công việc này;
                       b) Cung cấp trang thiết bị bảo hộ thích hợp để giảm liều chiếu xạ;


                                                            41
   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46