Page 38 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 38
BÀI 5
AN TOÀN BỨC XẠ TRONG Y HỌC HẠT NHÂN
Thời gian: 2 giờ lý thuyết
I. Mục tiêu của bài
- Kiến thức:
1. Trình bày được các yêu cầu an toàn đối với thuốc phóng xạ, với thiết bị và
thiết kế khoa phòng.
2. Trình bày được các yêu cầu an toàn đối với con người.
3. Trình bày được các bước xử lý rác thải và chất thải có phóng xạ.
4. Trình bày được các kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ tại đơn vị YHHN.
II. Nội dung bài
1. Yêu cầu an toàn đối với thuốc phóng xạ
1.1. Yêu cầu an toàn đối với thuốc phóng xạ
Cơ sở y tế sử dụng thuốc phóng xạ (cơ sở y học hạt nhân) phải trang bị
thiết bị đo suất liều bức xạ, thiết bị đo nhiễm bẩn bề mặt có dải năng lượng đo
phù hợp với loại bức xạ phát ra từ thiết bị bức xạ và nguồn phóng xạ sử dụng tại
cơ sở để thường xuyên đo kiểm tra phông bức xạ môi trường, nhiễm bẩn phóng
xạ và kiểm soát mức bức xạ khi đi vào khu vực có nguồn phóng xạ.
Thuốc phóng xạ dùng trong y học hạt nhân phải được phép lưu hành hợp
pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về dược, chỉ được sử dụng cho
mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, điều chỉnh chức năng cơ thể và phải tuân thủ
các tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận đối với các thông số sau:
a) Độ tinh khiết hạt nhân phóng xạ (là phần trăm hoạt độ phóng xạ của
nhân phóng xạ đánh dấu trong thuốc phóng xạ so với tổng hoạt độ của các nhân
phóng xạ có trong thuốc phóng xạ);
b) Hoạt độ riêng (là hoạt độ phóng xạ trên một đơn vị khối lượng hợp chất
đánh dấu của một hạt nhân phóng xạ cụ thể tính cho cả dạng nằm trong và không
nằm trong hợp chất đánh dấu của hạt nhân phóng xạ đó);
c) Độ tinh khiết hóa phóng xạ (là phần trăm của nhân phóng xạ ở dạng liên
kết hóa học mong muốn của hợp chất đánh dấu so với tổng nhân phóng xạ có
trong thuốc phóng xạ, nghĩa là quan tâm đến nhân phóng xạ đã tách ra khỏi hợp
chất đánh dấu);
d) Độ tinh khiết hóa học (là tỉ lệ của dạng hợp chất đánh dấu chính không
quan tâm đến hoạt độ phóng xạ có trong đó so với toàn bộ chế phẩm thuốc phóng
xạ. Chế phẩm thuốc phóng xạ là lượng chuẩn bị của thuốc phóng xạ sẵn sàng để
dùng cho người bệnh);
đ) Độ pH;
e) Các thông số yêu cầu đối với thuốc theo quy định pháp luật về dược.
1.2. Yêu cầu an toàn đối với các chế phẩm phóng xạ
Tất cả các chế phẩm thuốc phóng xạ phải có dán nhãn ghi rõ các thông tin sau:
a) Đồng vị phóng xạ; dạng hóa học (tên thuốc và công thức hóa học);
b) Tổng hoạt độ phóng xạ của chế phẩm;
c) Ngày đo hoạt độ phóng xạ;
d) Kết quả đo độ tạp chất hóa phóng xạ;
đ) Tên, địa chỉ của nhà sản xuất và ngày sản xuất;
38