Page 46 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 46
4.1.4. Bệnh nhân
- Người bệnh nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm 4-8 giờ
- Bệnh nhân được giải thích về ý nghĩa và trình tự tiến hành kỹ thuật để hợp tác
thực hiện chụp hình.
- Yêu cầu BN tháo bỏ tất cả những vật gây ảnh hưởng chất lượng hình ảnh: Vòng
cổ, điện thoại di động...
4.2. Các bước tiến hành
• Khi chụp đặt BN nằm ngửa trên bàn, hai tay để dọc theo cơ thể, không thay
đổi tư thế trong suốt quá trình chụp hình và thống nhất giữa hai pha sớm và
muộn.
• Computer setup: Matrix 128 x 128; 500 – 800 Kcounts/hình.
1. Ghi hình tĩnh (Static): 10 phút sau tiêm tĩnh mạch Tc99m-MIBI, với tư thế
trước–sau.
2. SPECT pha sớm (ngay sau khi chụp tĩnh):
0
64 hình 20-25s/hình – góc quay 360 .
3. SPECT pha muộn (1-2 giờ sau tiêm):
0
64 hình 20-25s/hình – góc quay 360 .
4.3. Theo dõi
Cần theo dõi người bệnh trong quá trình xạ hình, mặc dù đây là kỹ thuật
ghi hình an toàn.
4.4. Xử trí tai biến
Người bệnh dị ứng với thuốc phóng xạ: rất hiếm gặp.
Xử trí: dùng thuốc chống dị ứng, tuỳ mức độ.
4.5. Phân tích kết quả
1. Đánh giá định tính mức độ bắt xạ tại tổn thương:
- Tăng cao hoạt tính phóng xạ.
- Tăng vừa hoạt tính phóng xạ.
- Tăng nhẹ hoạt tính phóng xạ.
- Không bắt xạ: hoạt tính phóng xạ tại tổn thương tương đương với tổ
chức lành.
- Khuyết xạ: giảm hoặc không có hoạt tính phóng xạ tại tổn thương.
2. Các thông số và chỉ số định lượng.
- Đo số đếm tại các vùng quan tâm.
- Đo chỉ số lưu giữ phóng xạ: tỷ lệ số đếm pha sớm trừ pha muộn chia
pha sớm (WR%).
3. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Tăng cao hoạt tính phóng xạ tại tổn thương.
- Phân bố PX không đều và hoặc rải rác có khuyết xạ trung tâm.
- Hình dạng bờ nham nhở.
46