Page 48 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 48

4.2. Các bước tiến hành
               •  Khi chụp đặt BN nằm ngửa trên bàn, hai tay để dọc theo cơ thể, không thay đổi
               tư thế trong suốt quá trình chụp hình.
               •  Vùng ghi hình: toàn bộ phổi.
               •   Computer setup: Bấm máy ngay sau khi tiêm DCPX vào tĩnh mạch.
               1. Ghi hình động (Dynamic): 1–3 sec/frame, 20 – 40 frame (60–120 seconds).
               2. Ghi hình tĩnh (Static): ngay sau ghi hình động. Thu nhận mỗi hình khoảng từ
               500–1.000  kcounts/hình  với  các  tư  thế:  thẳng  trước  -  thẳng  sau  (Anterior-
               Posterior), nghiêng phải  - nghiêng trái 90  (RL  - LL), chếch trước  phải-chếch
               trước trái (RAO - LAO).
                                                                          0
               3. SPECT:  64 Fram  20-25sec/fram- Góc quay 360 . Có thể ghi hình SPECT mà
               không ghi hình phẳng hoặc kết hợp cả hai loại hình.
               4.3. Theo dõi
                       Cần theo dõi người bệnh trong quá trình xạ hình, mặc dù đây là kỹ thuật
               ghi hình an toàn.
               4.4. Xử trí tai biến
                       Người bệnh dị ứng với thuốc phóng xạ: rất hiếm gặp. Xử trí: dùng thuốc
               chống dị ứng, tuỳ mức độ.
               4.5. Phân tích kết quả
               - Giảm hoạt độ nham nhở, không đều thường có giá trị chẩn đoán.
               - Các vùng giảm hoặc không có tưới máu động mạch phổi, đều thể hiện vùng
               lạnh  trên Scintigram. Tương ứng với các vùng đặc khí hoặc khí phế thũng trên
               phim XQ.
               - Trên Scintigram các vùng nghẽn mạch phổi thường có phân bố theo tiểu thùy,
               với nhiều ổ tổn thương. Các vùng tổn thương này không có vùng tương ứng bất
               thường trên phim XQ.









































                                                            48
   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53