Page 39 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 39
e) Ngày hết hạn sử dụng;
g) Số của lô hoặc mẻ sản xuất;
h) Thể tích của chế phẩm thuốc phóng xạ (trường hợp ở dạng dung dịch);
i) Các thông tin khác đối với nhãn thuốc theo quy định của pháp luật về
dược.
2. Yêu cầu an toàn đối với thiết bị và thiết kế khoa phòng
2.1. Yêu cầu với thiết bị
Cơ sở y học hạt nhân phải trang bị các thiết bị và dụng cụ bảo vệ an toàn bức xạ
sau:
a) Tủ hút có thể tích và lưu lượng hút phù hợp để pha chế, phân liều thuốc
phóng xạ;
b) Bàn để pha chế, phân liều thuốc phóng xạ có màn che chắn chì kết hợp
với vật liệu che chắn bức xạ beta hình L và màn quan sát bằng kính chì;
c) Tay gắp, kẹp nguồn để thao tác với nguồn phóng xạ từ xa;
d) Bình đựng thuốc phóng xạ có che chắn chì và lớp vỏ bên ngoài chống
vỡ;
đ) Khay được thiết kế đặc biệt để pha chế, phân liều thuốc phóng xạ dạng
lỏng;
e) Xilanh có che chắn chì được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong y học hạt
nhân;
g) Ống hút (pippet) tự động dùng một lần;
h) Dụng cụ để xử lý chất phóng xạ bị đổ.
2.2. Yêu cầu thiết kế khoa phòng
Phòng đặt thiết bị bức xạ, phòng làm việc với nguồn phóng xạ và thuốc
phóng xạ, kho lưu giữ nguồn phóng xạ hoặc chất thải phóng xạ và phòng lưu
người bệnh điều trị bằng phóng xạ không được đặt liền kề khoa sản, khoa nhi.
Phòng đặt thiết bị bức xạ phải bảo đảm kích thước theo quy định tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 13-2014 BKHCN.
Chiều dày bảo vệ của tường, sàn, trần, cửa ra vào phòng đặt thiết bị bức xạ,
cửa quan sát của phòng điều khiển phải được tính toán thiết kế theo quy định tại
Điều 7 Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 18/11/2012 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn trong chiếu xạ
nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng và phải bảo đảm mức liều bức xạ tiềm năng
của môi trường làm việc trong thực tế (không tính phông bức xạ tự nhiên)
1. Khi tính toán thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực kiểm soát và khu
vực giám sát, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng mức
kiềm chế liều bức xạ nghề nghiệp nhỏ hơn hoặc bằng 3/10 giá trị giới hạn
liều đối với nhân viên bức xạ.
2. Khi tính toán thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực công chúng, tổ
chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng mức kiềm chế liều
bức xạ công chúng nhỏ hơn hoặc bằng 3/10 giá trị giới hạn liều đối với công
chúng trên cơ sở xem xét các yếu tố sau:
a) Sự đóng góp liều từ các nguồn bức xạ và công việc bức xạ khác, kể
cả các nguồn và các công việc bức xạ có thể phát sinh trong tương lai;
b) Những thay đổi tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến chiếu xạ công
chúng như thay đổi đặc tính và vận hành của nguồn;
39