Page 40 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 40

c)  Những  kinh  nghiệm  vận  hành  tốt  các  nguồn  bức  xạ  hoặc  tiến  hành
               tốt các công việc bức xạ tương tự.
                       3. Cơ sở hạt nhân có xử lý hoặc lưu giữ chất thải phóng xạ trong hồ sơ
               thiết  kế  cơ  sở  phải  có  dữ  liệu  về  nền  móng  công  trình,  nước  ngầm,  nước  bề
               mặt, nước sinh hoạt; đánh giá khả năng thẩm thấu, vận chuyển nhân phóng xạ
               trong đất, nước; chứng minh thiết kế có khả năng ngăn ngừa rò rỉ chất phóng
               xạ vào đất, nước và không khí.
                       Cơ sở y học hạt nhân phải có phòng bảo quản và làm việc với thuốc phóng
               xạ (phân liều), phòng cho người bệnh uống hoặc tiêm thuốc phóng xạ, phòng lưu
               giữ chất thải phóng xạ, phòng vệ sinh riêng cho người bệnh đã dùng thuốc phóng
               xạ, phòng đặt thiết bị gamma camera, phòng lưu người bệnh nếu có điều trị người
               bệnh cường giáp hoặc ung thư tuyến giáp, khu vực tắm, rửa của nhân viên sau khi
               làm việc tiếp xúc với thuốc phóng xạ. Các phòng và khu vực này phải được thiết
               kế bảo vệ chống chiếu ngoài và chống nhiễm bẩn phóng xạ, cụ thể như sau:
                       a) Phải được tính toán thiết kế che chắn bức xạ sao cho suất liều bức xạ nơi
               công chúng đi lại, người bệnh ngồi chờ, các phòng làm việc lân cận không vượt
               quá 0,5 µSv/giờ;
                       b) Sàn và tường các phòng có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ phải được
               phủ bằng vật liệu nhẵn, không thấm nước, dễ tẩy rửa;
                       c) Chậu rửa cho nhân viên sau khi thao tác với thuốc phóng xạ phải được
               lắp hệ thống vòi rửa tự động hoặc vòi rửa có cần gạt để mở nước bằng chân hoặc
               bằng khuỷu tay;
                       d) Toàn bộ nước nhiễm bẩn chất phóng xạ phải được thu gom bằng đường
               thoát nước riêng đưa vào bể xử lý chất thải phóng xạ lỏng.
                       Phòng đặt thiết bị bức xạ, phòng làm việc với nguồn phóng xạ và thuốc
               phóng xạ, phòng lưu người bệnh uống thuốc phóng xạ trong y học hạt nhân hoặc
               cấy nguồn phóng xạ trong xạ trị áp sát, phòng điều khiển thiết bị xạ trị phải được
               phân loại là vùng kiểm soát và phải áp dụng các biện pháp sau:
                       a) Đặt ở phía trên cửa ra vào khu vực kiểm soát một biển cảnh báo bức xạ
               theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 13-2014
               BKHCN.
                       b) Lắp đèn báo hiệu tại các cửa ra vào phòng đặt thiết bị bức xạ, phòng cấy
               nguồn xạ trị áp sát, phòng pha chế thuốc phóng xạ và phải bảo đảm đèn báo hiệu
               phát sáng trong suốt thời gian đang tiến hành công việc bức xạ;
                       c) Gắn nội quy an toàn tại cửa ra vào khu vực kiểm soát;
                       Kho lưu giữ nguồn phóng xạ hoặc lưu giữ chất thải phóng xạ phải được
               thiết kế và áp dụng các biện pháp kiểm soát như sau:
                       a) Bảo đảm sao cho suất liều bức xạ ở mọi vị trí bên mặt ngoài tường kho
               không vượt quá 0,5 µSv/giờ;
                       b) Đặt biển cảnh báo bức xạ theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành
               kèm theo Thông tư liên tịch này tại cửa ra vào kho và tường bên ngoài nơi tiếp
               giáp với khu vực có người qua lại;
                       c) Áp dụng biện pháp giám sát, ngăn chặn người không có phận sự đi vào
               kho.
               3. Yêu cầu an toàn đối với con người
               3.1. Yêu cầu đối với nhân viên


                                                            40
   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45