Page 6 - Kỹ năng giao tiếp
P. 6
d. Dựa vào số người tham dự cuộc giao tiếp:
+ Giao tiếp cá nhân – cá nhân. Ví dụ: giao tiếp giữa sinh viên A và sinh viên B
+ Giao tiếp cá nhân – nhóm. Ví dụ: giao tiếp giữa giảng viên với lớp hoặc
nhóm sinh viên
+ Giao tiếp nhóm – nhóm: giao tiếp trong đàm phán giữa đoàn đàm phán cuả
công ty A và công ty B.
II. Quá trình giao tiếp
1. Quá trình giao tiếp diễn ra như thế nào?
Muốn có một quá trình giao tiếp diễn ra phải có ít nhất hai bên tham gia, các
bên tham gia phải có nhu cầu giao tiếp với nhau, nhu cầu giao tiếp có thể xuất phát từ
một bên hoặc từ cả các bên tùy vào từng tình huống giao tiếp. Đầu tiên một bên (bên
A) có ý tưởng trong đầu quyết định muốn chia sẻ điều đó với bên kia (bên B), bên A
bắt đầu mã hóa ý tưởng của mình thành các thông điệp bằng lời hay không lời, sau đó
chuyển những thông điệp giao tiếp này đến bên B thông qua một kênh giao tiếp nhất
định (trực tiếp hay gián tiếp). Bên B sau khi tiếp nhận các thông điệp được gửi đến từ
bên A sẽ tiến hành giải mã để hiểu ý tưởng của bên A, sau đó tiến hành mã hóa các
thông điệp phản hồi để gửi ngược lại cho bên A nếu có nhu cầu. Quá trình giao tiếp
giữa bên A và bên B luôn diễn ra trong một bối cảnh giao tiếp cụ thể và trong bối cảnh
giao tiếp đó luôn có thể chứa đựng những yếu tố ảnh hưởng xấy đến hiệu quả giao tiếp
được gọi là nhiễu.
2. Mô hình giao tiếp
Bối cảnh giao tiếp
Nhiễu
Thông điệp
Bên A Bên B
Kênh giao tiếp
Ý tưởng - Mã hóa Tiếp nhận - Giải mã
Phản hồi
Nhiễu
6
Tài liệu giảng dạy Môn Kỹ năng giao tiếp