Page 3 - Kỹ năng giao tiếp
P. 3
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO TIẾP
BÀI 1
KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP
* Mục tiêu bài học: Học xong bài học này, người học có thể:
- Nhận biết các khái niệm khác nhau về giao tiếp và trình bày một khái niệm về
giao tiếp theo cách hiểu của cá nhân.
- Nhận biết các loại giao tiếp và lấy ví dụ cho từng loại giao tiếp.
- Phân tích quá trình giao tiếp
- Nhận biết các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp – các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả của cuộc giao tiếp
- Nhận biết các chức năng của giao tiếp và lấy ví dụ cụ thể cho từng chức năng
của giao tiếp
- Tổ chức thành công một cuộc giao tiếp
- Vận dụng những kiến thức về giao tiếp vào việc tổ chức, điều chỉnh hoạt động
giao tiếp của bản thân.
* Nội dung bài học:
I. Khái niệm và phân loại giao tiếp
1.1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, là hoạt động có vai
trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Do đó, giao tiếp là một trong những
vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, hiện có rất nhiều quan niệm khác nhau
về giao tiếp:
+ Nhà Tâm lý học Xô Viết A.A.Leeonchev định nghĩa: giao tiếp là một hệ
thống những quá trình có mục đích và động cơ đảm bảo sự tương tác giữa người này
với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các mối quan hệ xã hội và nhân
cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ.
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và
người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn
nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói cách khác giao tiếp xác lập và vận
3
Tài liệu giảng dạy Môn Kỹ năng giao tiếp