Page 5 - Kỹ năng giao tiếp
P. 5

cuộc sống.

                         - Mức độ gắn bó sâu đậm : Mức độ cao nhất của giao tiếp. Người ta có thể trao

                  đổi một cách cởi mở những cảm nghĩ và tình cảm, những niềm tin và ý kiến với người

                  khác mà không sợ những điều mình nói ra sẽ bị từ chối hoặc không được chấp nhận.
                         Từ những khái niệm trên cho thấy hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau về

                  giao tiếp, nhưng có thể khái quát thành khái niệm được nhiều người chấp nhận như

                  sau: Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm, suy nghĩ; là quá trình nhận

                  biết và tác động lẫn nhau trong quan hệ giữa người với người nhằm đạt đến một

                  mục đích nhất định.
                         1.2. Phân loại giao tiếp

                         Có nhiều cách phân loại giao tiếp tùy theo những tiêu chuẩn khác nhau:

                         a. Dựa vào phương tiện giao tiếp: có 2 loại:

                         + Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Con người sử dụng tiếng nói và chữ viết để giao

                  tiếp với nhau. Đây là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bằng ngôn ngữ,
                  con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như thông báo tin tức, diễn tả

                  tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật...

                         + Giao tiếp phi ngôn ngữ: Con người giao tiếp với nhau bằng hành vi cử chỉ,

                  nét mặt, ánh mắt, nụ cười, đồ vật…

                         b. Dựa vào khoảng cách: Có 2 loại:
                         + Giao tiếp trực tiếp: Là loại giao tiếp giữa các cá nhân khi họ mặt đối mặt với

                  nhau để trực tiếp giao tiếp.

                         + Giao tiếp gián tiếp: Là loại giao tiếp được thực hiện thông qua một phương

                  tiện trung gian khác như điện thoại, email, thư tín, Fax, chat…

                         c. Dựa vào tính chất giao tiếp: Có 2 loại:
                          + Giao tiếp chính thức: Là loại giao tiếp khi các cá nhân cùng thực hiện một

                  nhiệm vụ chung theo quy định. Ví dụ: giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên trong giờ

                  học. Loại giao tiếp này có tính tổ chức, kỉ luật cao.

                         + Giao tiếp không chính thức: Là loại giao tiếp diễn ra giữa những người đã

                  quen biết, hiểu rõ về nhau, không bị ràng buộc bởi pháp luật, thể chế, mang nặng tính
                  cá nhân. Ví dụ: giao tiếp giữa các bạn sinh viên trong giờ ra chơi. Loại giao tiếp này

                  thường tạo ra bầu không khí đầm ấm, vui tươi, thân mật, hiểu biết lẫn nhau.



                                                                                                            5
                  Tài liệu giảng dạy Môn Kỹ năng giao tiếp
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10