Page 27 - Kỹ năng giao tiếp
P. 27

Trong giao tiếp, chúng ta hãy tinh tế phát hiện ra những điểm mạnh dù chỉ là nhỏ

                  ở đối tượng. Trên cơ sở đó hãy đưa ra nhưng lời khen chân thành, kịp thời. Đừng quá

                  quan tâm hay chỉ trích những điềm yếu, điểm hạn chế ở người khác. Hãy luôn nhớ: lời

                  khen thường dễ nghe nhưng lời chê, lời chỉ trích lại thường khó chấp nhận.
                       + Hãy đặt mình vào vị trí của đối tác giao tiếp để hiểu họ và chọn cách cư xử

                  cho đúng mực.

                       Người Việt Nam có câu: “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Mỗi người là

                  một thế giới riêng, mang trong mình những đặc điểm tâm lý khác biệt với người khác,

                  để hiểu được đối tác giao tiếp chúng ta phải biết đặt mình vào vị trí của họ để chia sẻ
                  những suy nghĩ, tâm trạng, nhu cầu, mong muốn của họ.

                       “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma

                  mặc áo giấy”, hiểu đối tác, biết được đối tác là ai và là người như thế nào để từ đó có

                  cách ứng xử phù hợp là chìa khóa dẫn đến thành công.

                       Trong giao tiếp chúng ta hãy luôn nghĩ đến cảm nhận của người khác trước khi
                  nói hay có bất cứ hành động gì như thế sẽ dễ dàng thành công hơn.

                       + Sử dụng cách nói lịch sự, tế nhị;  tránh dùng cách nói vỗ mặt, sỗ sàng, mỉa

                  mai châm chọc người khác.

                                                 “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

                                             Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
                                                    “Đất tốt trồng cây rườm rà

                                             Những người thanh lịch nói ra dịu dàng”

                                              “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”

                       Con người ai cũng thích được nghe những lời nói dịu dàng, dễ nghe, không ai

                  thích nghe những lời nói cộc cằn, thô lỗ. Để tạo được ấn tượng tốt, chiếm được tình
                  cảm của đối tác giao tiếp, khi giao tiếp với họ chúng ta cần làm chủ cảm xúc, hành vi,

                  lời nói của bản thân.

                       Trong giao tiếp, tuyệt đối không nên mỉa mai hay châm chọc người khác, làm

                  chạm tự ái và tổn thương đến họ. Trong mỗi người tự ái rất nên giữ vì đó là tình cảm

                  của con người có phẩm cách. Đừng nên nói đùa châm chọc, nhất là đối với những
                  người quá nhạy cảm.

                       Người Pháp nói: mỉa mai hay tát vào mặt ông A, bà B, có gì khác nhau không?

                  Điểm đặc biệt chung nhất là: Tát thì kêu nhưng thường lại không đau bằng. Hãy chôn

                                                                                                          27
                  Tài liệu giảng dạy Môn Kỹ năng giao tiếp
   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32