Page 71 - Dược liệu
P. 71
2.9 TỲ GIẢI
Dược liệu là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Tỳ giải (Dioscorea septemloba
Thunb. hoặc Dioscorea futschauensis Uline ex R. Kunth) , họ Củ nâu (Dioscoreaceae).
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây leo bằng thân quấn. Rễ sống dai
dưới đất, phình to thành củ. Lá mọc so le,
hình tim, có 7 - 9 - 11 gân hình chân vịt nổi
rõ. Cuống lá dài. Hoa đơn tính khác gốc,
đều, nhỏ, màu xanh nhạt, mọc thành bông.
Quả nang có cánh.
Cây mọc ở các tỉnh Quảng Đông,
Quảng Tây, Vân Nam… là những tỉnh của
Trung Quốc giáp giới miền Bắc nước ta.
Bộ phận dùng và chế biến
Thân rễ (Rhizoma Dioscoreae)
Thu hoạch vào mùa thu, mùa đông. Hình 3.16. Tỳ giải
Đào lấy thân rễ, loại bỏ các rễ con, rửa Dioscorea septemloba Thunb
sạch, thái phiến, phơi khô.
Thành phần hoá học
Saponin: Các saponin được biết trong tỳ giải gồm dioscin, gracillin và
prosapogenin B, yononin A... Hàm lượng và thành phần các saponin trong tỳ giải phụ
thuộc nhiều vào tuổi và giai đoạn phát triển của cây.
Năm 1936, các nhà hoá học Nhật Tsukano và Ueno đã tách được diosgenin từ Củ
Tỳ giải. Đây là sapogenin steroid đầu tiên được biết, có nối đôi ở 5-6. Ngoài ra trong
tỳ giải còn có những sapogenin khác: yonogenin, tokorogenin, kogagenin, igagenin
O O
O O
R1
R2
Yonogenin: R1=R4=R5=R6=H R2=R3=OH
H H Tokorogenin R4=R5=R6=H R1=R2=R3=OH
HO R3 Kogagenin R4=R5=H R1=R2=R3=R6=OH
R5 Isodiotigenin R1=R5=R6=H R2=R3=R4=OH
Diosgenin R4 Igagenin R1=R4=R5=H R2=R3=R6=OH
Hàm luợng sapogenin toàn phần vào khoảng 1 - 1,5%.
Ngoài saponin, trong củ tỳ giải còn có một số flavanonol là dihydroquercetin,
smitilbin, engeletin, isoengetitin, astilbin và isoastilbin