Page 69 - Dược liệu
P. 69

Cách dùng: dùng dưới dạng cồn thuốc, nước chưng cách thủy, thuốc bột, hoặc
                  dưới dạng cao chiết trong các dạng thuốc hiện đại. Ngày dùng 2 - 6g. Hiện nay trên thị
                  trường thông dụng là loại trà tan.


                                                       2.8 TAM THẤT

                         Dược liệu là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Tam thất  [Panax notoginseng
                  (Burk.) F. H. Chen], họ Nhân sâm (Araliaceae).


                  Đặc điểm thực vật và phân bố

                                 Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng
                  0,5m. Thân đơn, lá kép hình chân vịt, cuống lá
                  dài, mỗi lá thường có 3 - 5 lá chét, mép lá có
                  khía răng cưa nhỏ, trên gân chính rải rác có
                  lông cứng biến thành gai. Cụm hoa tán đơn, hoa
                  màu xanh nhạt. Quả khi chín màu đỏ. Hạt hình
                  cầu.

                        Tam thất là cây thuốc đã được trồng từ lâu
                  đời ở Trung Quốc, chủ yếu ở tỉnh Vân Nam.
                  Cây Tam thất được trồng ở một số tỉnh của
                  nước ta giáp giới với Vân Nam như Lào Cai
                  (huyện Mường Khương, Bát Sát), Cao Bằng
                  (Thông Nông), Hà Giang (Đồng Văn) có thể
                  cũng xuất xứ từ Vân Nam.
                                                                                Hình 3.15. Tam thất

                  Bộ phận dùng và chế biến                                       Panax notoginseng

                         Rễ củ (Radix  Panasis notoginseng)
                        Cây trồng được 4 - 5 năm có khi đến 7 năm mới thu hoạch rễ củ. Cây càng lâu
                  năm rễ củ càng to.

                        Củ được thu hái vào mùa thu, trước khi cây ra hoa, đào về rửa sạch, chia ra rễ
                  chủ, rễ nhánh và gốc thân, để riêng, phơi sấy cho đến khô (độ ẩm khoảng 12%) rồi
                  phân loại. Rễ nhánh quen gọi là Cân điều, gốc thân gọi là Tiễn khẩu.
                        Dược liệu sau khi chế biến có hình dạng thay đổi, thường hình con quay hay hình
                  củ cà rốt dài 2 - 6 cm, đường kính 1 - 4 cm. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc vàng xám,
                  có những nếp nhăn dọc gián đoạn và các vết sẹo, vết tích còn lại của rễ nhánh. Phần
                  trên xung quanh vết sẹo của thân có những u nhỏ lồi ra. Thể chất cứng chắc, khó bẻ,
                  khó cắt. Khi đập vỡ phần gỗ và phần vỏ dễ tách rời nhau. Mùi thơm nhẹ đặc biệt,  vị
                  thoạt đầu hơi đắng sau hơi ngọt.
                        Hiện nay trên thị trường phân thành nhiều loại. Loại củ to nặng khoảng 10 - 12g,
                  khi chặt ngang củ có màu vàng nâu là loại tốt.


                  Thành phần hoá học
                        Thành phần hoá học chính của Tam thất là các saponin thuộc nhóm dammaran
                  mà   phần   aglycon   chủ   yếu   cũng   là   2   chất   (20S)-protopanaxadiol   và   (20S)-
   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74