Page 197 - Dược liệu
P. 197
NỘI DUNG
1. Đại cương
1.1. Định nghĩa
Chất nhựa là những hợp chất vô đình hình trắng đục hoặc trong suốt, cứng hay
đặc ở nhiệt độ bình thường, mềm khi đun nóng, không tan trong nước, tan trong alcol,
tan ít hoặc nhiều trong các dung môi hữu cơ khác và không lôi cuốn được theo hơi
nước.
Về mặt hoá học, nhựa là 1 hỗn hợp nhiều chất, thường là kết quả của sự oxy hoá
và trùng hiệp hoá các hợp chất terpenic trong cây.
1.2. Phân loại
Nhựa chính tên - là kết quả của sự oxy hoá và trùng hiệp hoá các hợp chất
terpenic trong cây.
Ví dụ: Colophan là phần đặc của nhựa thông, nhựa gaiac (là nhựa của cây
Guaicum officinale, nguồn gốc Nam Mỹ), nhựa gai đầu (Cannabis sativa) v.v..
Nhựa dầu: Là hỗn hợp gồm nhựa và tinh dầu, trạng thái mềm hoặc lỏng. Ví dụ
nhựa thông.
Bôm: Là loại nhựa dầu có chứa một lượng đáng kể acid benzoic và acid
cinnamic. Ví dụ bôm Tolu, bôm Pêru, cánh kiến trắng.
Gluco - nhựa: Trong cấu tạo của nhựa có các dây nối liên kết với các đường khác
nhau. Ví dụ nhựa Jalap (lpomoea purga) và một số cây khác thuộc họ Bìm bìm
(Convalvulaceae).
Gôm nhựa: Là hỗn hợp giữa gôm và nhựa. ví dụ một số gôm nhựa họ Hoa tán
(Apiaceae): A ngùy (Ferula assa-foetida).
1.3. Thành phần cấu tạo
1.3.1. Alcol:
Alcol thơm: Alcol benzylic, alcol cinnamic, alcol coniferilic.
Alcol diterpenic.
Alcol triterpenic: α và β - amyrenol (amyrin).
1.3.2. Aldehyd: vanilin.
1.3.3. Acid:
Acid thơm: Acid benzoic, cinnamic. Có thể ở dạng tự do hoặc dạng este (ví dụ
coniferyl benzoat).
Acid diterpenic: Acid levo-pimaric, acid dex tro-pimaric.
Acid triterpenic.
1.3.4. Các thành phần khác:
Tinh dầu (trong nhựa dầu).
Đường (gluco-nhựa).
Các hợp chất hydratcarbon (gôm nhựa).
1.3. Chiết xuất
Thông thường phải trích cây để lấy nhựa. Chích nông hay sâu tuỳ theo vị trí của
bộ phận tiết nhựa trong cây, thông thường thì chích đến tầng phát sinh libe - gỗ. Tuỳ
theo mục đích khai thác có thể chích triệt để hoặc vừa chích vừa nuôi dưỡng cây.
Cũng có thể nhựa tự chảy ra như một số gôm nhựa họ Hoa tán, hoặc do vết sâu
bọ đốt hay chỗ sâu bọ đốt và làm tổ (Cánh kiến đỏ).
Có thể dùng dung môi để chiết nhựa. Tuỳ theo từng loại nhựa có thể dùng dung
môi hữu cơ thích hợp.
1.4. Công dụng