Page 171 - Dược liệu
P. 171

- Màu sắc: Không màu hoặc vàng nhạt. Do hiện tượng oxy hóa màu có thể sẫm lại.
                  Một số có màu đặc biệt: Các hợp chất azulen có màu xanh mực
                  - Mùi: Đặc biệt, đa số có mùi thơm dễ chịu, một só có mùi hắc, khó chịu (tinh dầu
                  giun).
                  - Vị: cay, một số có vị ngọt: Tinh dầu quế, hồi.
                  - Bay hơi được ở nhiệt độ thường.
                  - Tỷ trọng: Đa số nhỏ hơn 1. Một số lớn hơn 1: Quế, đinh hương, hương nhu…Tỷ lệ
                  thành phần chính (aldehyd cinnamic, eugenol) quyết định tỷ trọng tinh dầu. Nếu hàm
                  lượng các thành phần chính thấp, những tinh dầu này có thể trở thành nhẹ hơn nước.
                  -  Độ tan: Không tan, hay đúng hơn ít tan trong nước, tan trong alcol và các dung môi
                  hữu cơ khác.
                  - Độ sôi: Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo, có thể dùng phương pháp cất phân đoạn
                  để tách riêng từng thành phần trong tinh dầu.
                  -  Năng suất quay cực cao, tả tuyền hoặc hữu tuyền.
                  - Chỉ số khúc xạ: 1,4500 - 1,5600
                  - Rất dễ oxy hoá, sự oxy hoá thường xảy ra cùng với sự trùng hiệp hoá, tinh dầu sẽ
                  chuyển thành chất nhựa.
                  - Một số thành phần chính trong tinh dầu cho các phản ứng đặc hiệu của nhóm chức,
                  tạo thành các sản phẩm kết tinh hay cho màu, dựa vào đặc tính này để định tính và
                  định lượng các thành phần chính trong tinh dầu.
                  1.4. Nguyên tắc chiết xuất.
                        Có 4 phương pháp được áp dụng để chiết xuất tinh dầu: cất kéo hơi nước, chiết
                  xuất bằng dung môi, ướp, ép.
                  1.4.1. Phương pháp cất kéo hơi nước:
                        + Nguyên tắc: Cất một hỗn hợp 2 chất lỏng bay hơi được không trộn lẫn vào
                  nhau (nước và tinh dầu). Khi áp suất hơi bão hoà bằng áp suất khí quyển, hỗn hợp bắt
                  đầu sôi và hơi nước kéo theo hơi tinh dầu.
                        Hơi nước có thể đưa từ bên ngoài do các nồi hơi cung cấp hoặc tự tạo trong nồi
                  cất.
                        + Các bộ phận của một thiết bị cất tinh dầu:
                        Nồi cất: Hình trụ, làm bằng thép không gỉ, tôn mạ kẽm, đồng.
                        Ống dẫn hơi: (thường được gọi là vòi voi). Có nhiệm vụ dẫn hơi nước và hơi tinh
                  dầu qua bộ phận ngưng tụ.
                        Bộ phận ngưng tụ: có nhiệm vụ hoá lỏng hơi nước và hơi tinh dầu từ nồi cất
                  chuyển sang. Gồm 2 bộ phận: Thùng chứa nước làm lạnh và ống dẫn hơi. Ống dẫn hơi
                  được ngâm trong thùng nước lạnh và được làm lạnh theo qui tắc ngược dòng.
                        Bộ phận phân lập: có nhiệm vụ hứng chất lỏng là nước và tinh dầu và tách riêng
                  tinh dầu ra khỏi nước: Tinh dầu nặng hơn nước ở phía dưới, tinh dầu nhẹ hơn nước ở
                  phía trên.
                        Một số trường hợp đặc biệt: Nồi cất 2 thân (thiết kế của Trường đại học Bách
                  Khoa). Thân nồi 1 được gắn cố định trong lò, có nhiệm vụ chứa nước và chuyển lượng
                  nước này thành hơi trong suốt quá trình cất. Thân nồi 2 di động được, có nhiệm vụ
                  chứa dược liệu. Sự cải tiến này tạo điều kiện thuận lợi khi tháo bã ra khỏi bộ phận cất.
                        Một số lưu ý khi chế tạo tinh dầu bằng phương pháp cất:
                        - Độ chia nhỏ dược liệu phải phù hợp với bản chất dược liệu. Những dược liệu
                  chứa tinh dầu nằm trong tế bào ở sâu trong các mô, cần chia nhỏ đến tỷ lệ thích hợp.
                        - Thời gian cất tuỳ theo bản chất của dược liệu và tính chất của tinh dầu.
                        - Tinh dầu sau khi thu được cần phải loại nước triệt để bằng phương pháp ly tâm.
   166   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176