Page 84 - Bào chế
P. 84

  Thiết bị cân, đong
                        - Sử dụng cân có sức cân thích hợp.
                        -  Dụng  cụ  đong:  pha  chế  nhỏ  thường  dùng  ống  đong,  bình  đựng,  bình  đong.
                  Trong sản xuất dùng máy bơm chất lỏng qua đông hồ đo thể tích.
                     Thiết bị hòa tan
                        Pha chế nhỏ có thể dùng cốc có chân, bình thuỷ tinh và dụng cụ khuấy thích
                  hợp. Trong sản xuất dùng bồn pha bằng thép không gỉ có nắp kín, có máy khuấy điều
                  chỉnh được tốc độ khuấy.
                    Thiết bị lọc

                        Các dung dịch thuốc tiêm, dung dịch thuốc nhỏ mắt, đặc biệt là các dung dịch
                  tiêm truyền có yêu cầu chất lượng về độ trong rất cao. Để đạt được chỉ tiêu chất lượng
                  về độ trong, các dung dịch thuốc sau khi pha chế phải được lọc. Để lọc trong các dung
                  dịch thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền và dung dịch thuốc nhỏ mắt có thể dùng phễu thuỷ
                  tinh xốp  G4, G5 hoặc màng lọc với thiết bị lọc thích hợp (màng có kích thước lỗ lọc
                  0,45m dùng lọc trong dung dịch, kích thước 0,22m dùng lọc vô khuẩn dung dịch.

                    Máy đóng ống tiêm
                        Để đóng thuốc vào ống tiêm thủy tinh và hàn kín đầu ống phải có máy đóng-hàn
                  ống tiêm.
                         Việc đóng các dung dịch thuốc tiêm truyền có thể được thực hiện với các máy
                  đóng dịch tự động hay bán tự động, vận hành theo nguyên lý bơm pittong, bơm quay
                  tròn, hay áp suất nén định kỳ.
                     Thiết bị tiệt khuẩn
                        Thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền không những được pha chế - sản xuất trong
                  điều kiện môi trường sạch, vô khuẩn, mà sản phẩm còn phải được tiệt khuẩn ngay sau
                  khi pha chế bằng dụng cụ tiệt khuẩn thích hợp.
                          - Tủ sấy, máy sấy, lò sấy (nhiệt khô) để tiệt khuẩn bao bì đựng thuốc bằng thuỷ
                  tinh, các dụng cụ pha chế bằng kim loại hay thuỷ tinh và các  thuốc tiêm dầu. Nhiệt độ
                  và thời gian tiệt khuẩn cần thiết như bảng 5.3.
                                     Bảng 5.3. Nhiệt độ và thời gian tiệt khuẩn bằng nhiệt khô

                              Nhiệt độ tiệt khuẩn                     Thời gian tiệt khuẩn cần thiết
                                          0
                                      160 C                                       120 phút
                                          o
                                      170 C                                        60 phút
                                          0
                                      180 C                                        30 phút
                         - Nồi hấp (nhiệt ẩm): dùng để tiệt khuẩn đa số các thuốc tiêm nước đã được
                  đóng vào bao bì kín, có thành phần dược chất bền vững ở nhiệt độ cao và các dụng cụ
                  chịu ướt.

                                                                            0
                        Nhiệt độ trong nồi hấp có thể nâng lên trên 100 C bằng cách nâng cao áp suất
                  hơi nước bão hoà trong nồi. Áp suất hơi và nhiệt độ trong nồi hấp có sự tương quan
                  với nhau. (bảng 5.4).





                                                                                                         81
   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89