Page 80 - Bào chế
P. 80

-  Có độ trong thích hợp đủ để phát hiện các tiểu phân, sự ô nhiễm và các biểu
                  hiện biến chất của thuốc.
                          -  Có khả năng cản trở ánh sáng để bảo vệ dược chất dễ bị phân huỷ dưới tác
                  động của ánh sáng.
                          -  Giá rẻ để có thể bỏ đi sau khi dùng hoặc dễ dàng rửa sạch để dùng lại.

                         Vì vậy, phải chọn bao bì thích hợp với từng loại thuốc tiêm.
                  2.4.1. Bao bì đóng thuốc tiêm bằng thuỷ tinh
                        Ưu điểm:
                        Bao bì đóng thuốc tiêm bằng thuỷ tinh gần như trơ với hoá chất, không cho khí
                  và hơi nước thấm qua, có bề mặt nhẵn dễ rửa sạch bằng nước, trong suốt, có hình dạng
                                                                        0
                                                                                                  0
                  ổn định ngay cả khi tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm ở 121 C hoặc nhiệt khô ở 260 C, có khả
                  năng giữ được chân không hay khí trơ.
                        Nhược điểm:
                        Nặng, chi phí vận chuyển cao, giòn, dễ vỡ. Độ bền của bề mặt thuỷ tinh khi tiếp
                  xúc với nước hay các dung dịch nước phụ thuộc vào thành phần của thủy tinh dùng
                  làm bao bì.
                         Phân loại bao bì thuỷ tinh dùng đóng thuốc tiêm

                        Bao bì thuỷ tinh chia làm 3 loại:
                         - Thuỷ tinh cấp I là thuỷ tinh borosilicat hay thuỷ tinh trung tính có độ bền với
                  nước cao do thành phần hóa học của thủy tinh.

                         - Thuỷ tinh cấp II là thuỷ tinh kiềm đã xử lý bề mặt bằng khí acid nên có độ bền
                  với nước khá cao.

                         - Thuỷ tinh cấp III là thuỷ tinh kiềm chỉ có độ bền với nước vừa phải.
                         Thuỷ tinh loại I có độ bền cơ học cao, hầu như không bị thuỷ phân và nhả các
                  chất kiềm từ bề mặt bao bì vào thuốc nên thích hợp cho mọi thuốc tiêm có pH khác
                  nhau, máu và các sản phẩm từ máu. Thuỷ tinh loại II dùng thích hợp cho nhiều thuốc
                  tiêm, đặc biệt là các chế phẩm có tính acid hay trung tính. Thuỷ tinh loại III không nên
                  dùng để đóng thuốc tiêm nước, chỉ dùng đóng các thuốc tiêm dầu hoặc các thuốc tiêm
                  ở dạng bột khô.

                  2.4.2. Nút cao su
                        Nút cao su dùng cho chai, lọ đựng các chế phẩm thuốc tiêm nước, bột, hay bột đông khô, được
                  làm từ các nguyên liệu thu được bằng cách lưu hoá các chất hữu cơ cao phân tử có tính đàn hồi, có
                  nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp, với các chất phụ gia thích hợp (chất lưu hoá, chất tăng tốc độ
                  lưu hoá, chất ổn định, chất màu ...)
                  Nút cao su dùng cho chai, lọ đựng các chế phẩm thuốc tiêm nước, bột, hay bột đông
                  khô, đuợc làm từ các nguyên liệu thu được bằng cách lưu hóa các chất hữu cơ cao
                  phân tử có tính đàn hồi, có nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp, với các chất phụ gia
                  thích hợp.
                        Nút cao su có thể được phân thành 2 loại:

                        - Loại 1: Đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt nhất và  được ưa dùng.
                        - Loại 2: Là loại có các tính chất cơ học phù hợp cho các trường hợp sử dụng
                  đặc biệt (ví dụ như loại dùng nhiều liều, chọc chai nhiều lần), do cấu tạo thành phần
                  hóa học mà nút cao su loại 2 không thể đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt như
                  loại 1.

                                                                                                         77
   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85