Page 78 - Bào chế
P. 78
Tác nhân oxy hóa là oxy hòa tan trong dung môi, oxy trong không khí ở đầu ống
thuốc hoặc gốc tự do. Quá trình oxy hóa được thúc đẩy nhanh hơn khi có vết ion kim
3+
2+
loại nặng (Cu , Fe ), pH không thích hợp, tia tử ngoại và nhiệt độ cao khi tiệt khuẩn.
Kết quả của sự oxy hoá là làm giảm hàm lượng dược chất trong chế phẩm, làm
giảm tác dụng điều trị, thậm chí có thể gây phản ứng độc khi tiêm vào cơ thể. Vì vậy,
cần phải sử dụng các biện pháp chống oxy hóa:
- Dùng dược chất, hóa chất, dung môi tinh khiết.
- Xác định và điều chỉnh pH của thuôc tiêm về giá trị thích hợp để tốc độ oxy
hóa dược chất thấp nhất.
- Thêm vào công thức các chất chống oxy hóa thích hợp:
+ Các muối sulfit: natri sulfit, natri bisulfit, natri metabisulfit...
+ Các chất khử: acid ascorbic, cystein, rongalit…
+ Các chất hiệp đồng chống oxy hóa: dinatri edetat, acid citric, acid tartric…
+ Thuốc tiêm dầu dùng: α-tocoferol, butyl hydroxy toluene (BHT), butyl
hydroxy anisol (BHA)…
- Loại khí oxy hòa tan trong nước cất ngay trước khi pha thuốc tiêm bằng cách
đun sôi hoặc sục khí N2.
- Tiến hành hòa tan nhanh, hòa tan kín với trình tự hợp lý.
- Đóng ống, hàn ống trong bầu khí trơ để loại bỏ khí oxy có ở đầu ống.
- Tiệt khuẩn đúng nhiệt độ và thời gian cần thiết.
2.3.4. Các chất sát khuẩn
Đối với các chế phẩm thuốc tiêm đóng nhiều liều, chế phẩm thuốc tiêm đóng
một liều, được bào chế trong điều kiện vô khuẩn và không được tiệt khuẩn bằng nhiệt
sau khi pha chế (thuốc tiêm hỗn dịch), phải thêm chất sát khuẩn trong thành phần của
thuốc.
Các thuốc tiêm tĩnh mạch với liều > 15ml, thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm vào cơ
quan đích (dịch não tủy, mắt, tim…) không được thêm chất sát khuẩn.
Một số chất sát khuẩn thường dùng trong thuốc tiêm:
Bảng 5.3. Một số chất sát khuẩn hay dùng trong pha chế thuốc tiêm
Chất sát khuẩn Nồng độ thường dùng(%)
Benzalkoniun clorid 0,01-0,02
Alcol benzylic 1,0-2,0
Clorobutanol 0,5
Clorocresol 0,1-0,25
Methyl paraben 0,02
Propyl paraben 0,25-0,5
Phenol 0,25-0,5
Thiomersal 0,01
2.3.5. Các chất đẳng trương
Một dung dịch đẳng trương với máu là dung dịch không làm thay đổi hình
dạng, thể tích của tế bào máu trong nghiệm pháp Hematocrit và có áp suất thẩm thấu
75