Page 75 - Bào chế
P. 75

pha dầu sang pha nước của mô quanh vị trí tiêm, hoà tan lại vào pha nước rồi mới
                  được hấp thu.
                        Thuốc tiêm dầu chỉ được tiêm bắp, tuyệt đối không được tiêm mạch máu. Nếu
                  tiêm vào máu sẽ gây tai biến tắc mạch do dầu không trộn lẫn được với máu; trừ dạng
                  thuốc tiêm nhũ tương Dầu/Nước.
                                   Dầu thực vật:

                         Dầu thực vật thường dùng là dầu vừng, dầu lạc, dầu hướng dương, dầu ngô, dầu
                  hạt bông, dầu hạt thuốc phiện, dầu thầu dầu. Hay dùng nhất là dầu vừng do bản thân
                  dầu vừng có chứa các chất tự nhiên có tác dụng chống oxy hoá nên dầu vừng rất ổn
                  định (trừ khi để ra ánh sáng). Dầu thực vật dùng để pha thuốc tiêm phải là dầu điều
                  chế bằng phương pháp ép nguội, đã được trung tính hóa.
                         Khi cần bảo quản dầu, nên dùng bình chứa bằng sứ hay thuỷ tinh, không dùng
                  bình chứa bằng kim loại, đậy kín và tránh ánh sáng. Có thể thêm chất chống oxy hoá
                  như α-tocopherol, butylhydroxyanisol (BHA), butylhydroxytoluen (BHT).
                         Một số dầu thực vật có thể gây phản ứng quá mẫn khi tiêm, vì vậy trên nhãn
                  thuốc phải ghi rõ tên dầu thực vật sử dụng.

                                   Ethyl oleat:
                         Ethyl oleat không có peroxyd là một ester của acid oleic, được dùng làm dung
                  môi để pha thuốc tiêm calciferol, deoxycorton acetate. Thuốc tiêm pha với dung môi là
                  ester ít nhớt hơn so với thuốc tiêm pha với dung môi dầu nên tiêm thuốc dễ dàng hơn,
                  nhất là khi thời tiết lạnh.

                                   Benzyl benzoat:
                         Benzyl benzoat được dùng để làm tăng độ tan của steroid trong dầu, ví dụ thuốc
                  tiêm dimercaprol:
                                     Dimercaprol                         5g
                                     Benzyl benzoat                    9,6ml
                                     Dầu thầu dầu vđ                  100ml

                  2.3. Các thành phần khác trong công thức thuốc tiêm
                        Để đảm bảo chất lượng của các chế phẩm thuốc tiêm trong quá trình pha chế -
                  sản xuất, bảo quản và sử dụng (ổn định về  vật lý, hoá học, bào chế, sinh khả dụng và
                  an toàn), ngoài dược chất và dung môi, trong thành phần của đa số thuốc tiêm cần có
                  thêm các thành phần khác. Đó là các chất chống oxy hoá, các chất điều chỉnh pH, các
                  chất sát khuẩn, các chất tạo phức, các chất làm tăng độ tan, các chất diện hoạt và các
                  chất đẳng trương hoá thuốc tiêm. Các hoá chất này cũng phải là các hoá chất đạt yêu
                  cầu chất lượng để pha thuốc tiêm.
                  2.3.1.  Các chất làm tăng độ tan của dược chất

                         Khi bào chế thuốc tiêm có chứa dược chất ít tan, phải làm tăng độ tan của dược
                  chất sao cho thể tích của 1 lần tiêm phải phù hợp với 1 lần dung nạp của đường tiêm
                  và phải chứa 1 lượng dược chất đủ để có tác dụng điều trị. Do vậy trong bào chế thuốc
                  tiêm có thể tăng độ tan của dược chất bằng cách:

                         - Dùng hỗn hợp dung môi có khả năng hoà tan tốt dược chất .
                         - Thêm chất làm tăng độ tan:
                         +  Natri  benzoat  hoặc  natri  saclicylat  được  thêm  vào  thành  phần  thuốc  tiêm
                  cafein để làm tăng độ tan của cafein trong nước; ethylendiamin được dùng làm tăng độ
                                                                                                         72
   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80