Page 71 - Bào chế
P. 71

CHƯƠNG 5. THUỐC TIÊM

                  MỤC TIÊU HỌC TẬP:
                  1.  Trình bày được định nghĩa, ưu-nhược điểm, phân loại và thành phần của thuốc
                  tiêm.
                  2. Trình bày được kỹ thuật pha chế và các yêu cầu chất lượng của thuốc tiêm.

                  3. Phân tích được một số công thức thuốc tiêm.
                  NỘI DUNG
                  1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC TIÊM

                  1.1. Định nghĩa
                         Thuốc tiêm là những chế phẩm vô khuẩn, có thể là dung dịch, hỗn dịch, nhũ
                  tương hoặc bột khô khi tiêm mới pha thành dung dịch hay hỗn dịch  để tiêm vào cơ thể
                  bằng các đường tiêm khác nhau.
                  1.2. Các đường tiêm thuốc
                         Các đường tiêm thường gặp:
                         - Tiêm trong da: thuốc được tiêm vào giữa lớp trong cùng và lớp ngoài cùng
                  của da. Thể tích tiêm từ 0,1 – 0,2ml và thường gây phồng tại chỗ tiêm. Tiêm trong da
                  áp dụng chủ yếu khi thử phản ứng mẫn cảm của cơ thể với thuốc hay để chẩn đoán.
                         - Tiêm dưới da: Thuốc được tiêm vào ngay dưới lớp da với thể tích có thể lên
                  đến 2ml và thường áp dụng  khi tiêm insulin, scopolamin, adrenalin, vaccin…Vị trí
                  tiêm thường là da cánh tay, da cẳng chân, da bụng. Khi phải tiêm thuốc hàng ngày cần
                  thay đổi chỗ tiêm. Không được tiêm dưới da các thuốc tiêm hỗn dịch nước hoặc dầu,
                  các thuốc tiêm dung dịch gây đau hoặc kích ứng tại chỗ.
                         - Tiêm bắp: Thuốc được tiêm vào bó sợi cơ nằm dưới da. Thể tích tiêm thường
                  từ 3 – 10ml. Vị trí tiêm thường là cơ delta cánh tay, cơ đùi, cơ mông. Phần lớn các
                  dạng thuốc tiêm như dung dịch nước hay dầu, hỗn dịch nước hay dầu, nhũ tương N/D
                  hay D/N đều có thể tiêm bắp. Các thuốc tiêm bắp cần phải đẳng trương.
                         - Tiêm tĩnh mạch: Thuốc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, phân bố ngay đến
                  nơi tác dụng, gây ra đáp ứng sinh học gần như tức thời. Chỉ được tiêm tĩnh mạch các
                  thuốc tiêm là dung dịch nước hay nhũ tương kiểu D/N với pha phân tán là các giọt
                  phân tán hình cầu có kích thước dưới 0,5 micromet. Các thuốc tiêm tĩnh mạch với liều
                  trên 15 ml không được có chất gây sốt và không được có chất sát khuẩn.

                         - Thuốc tiêm vào dịch não tuỷ: thuốc được tiêm vào khoảng không dưới màng
                  bọc cột sống (dịch não tuỷ), áp dụng  khi gây tê cột sống, điều trị bằng thuốc kháng
                  sinh (như trường hợp tiêm streptomycin trong điều trị viêm màng não do lao). Thuốc
                  tiêm vào dịch não tuỷ nhất thiết phải đẳng trương, không có chất gây sốt và không có
                  chất sát khuẩn.
                         Ngoài ra còn một số đường tiêm  như: Tiêm vào mắt, tiêm trực tiếp vào cơ tim,
                  tiêm vào động mạch, tiêm khớp hoặc túi bao khớp...
                  1.3. Phân loại thuốc tiêm

                         Có nhiều cách phân loại thuốc tiêm:
                         - Dựa theo đường tiêm thuốc: thuốc tiêm dưới da, thuốc tiêm bắp, thuốc tiêm
                  tĩnh mạch, thuốc tiêm truyền tĩnh mạch…



                                                                                                         68
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76