Page 67 - Bào chế
P. 67
Thường gặp bốn trường hợp phải điều chế thành dạng hỗn dịch:
- Trong đơn có dược chất rắn thực tế không tan trong môi trường phân tán lỏng.
- Trong đơn có mặt dược chất rắn có thể tan được trong dung môi nhưng độ tan
của dược chất thấp, khối lượng dung môi trong đơn không đủ để tạo dung dịch thật.
Thực chất là dung dịch bão hòa các dược chất rắn ít tan.
- Có sự kết tủa khi thay đổi dung môi khi phối hợp các thành phần của chế
phẩm, tủa không thay đổi bản chất hóa học dược chất mà chỉ làm thay đổi tính chất vật
lý (độ tan) trong chất lỏng.
- Kết tủa khi phối hợp dung dịch có chứa các chất có phản ứng hóa học với
nhau, các chất kết tủa không cùng bản chất hóa học với các chất tham gia phản ứng,
các chất kết tủa này phải có tác dụng dược lý mong muốn.
2.2. Kỹ thuật điều chế hỗn dịch thuốc
2.2.1. Phương pháp phân tán
Lực cơ học gây phân tán như nghiền, xay, khuấy trộn hoặc dùng siêu âm để
phân chia hoạt chất rắn và phân tán vào chất dẫn.
Áp dụng khi hoạt chất rắn không hoà tan hoặc rất ít tan trong chất dẫn đồng thời
cũng không hoà tan hoặc rất ít hoà tan trong các dung môi trơ thông thường khác
(trong alcol, dầu thực vật).
Quy mô sản xuất lớn:
Giai đoạn đầu dược chất rắn được phân chia thành các tiểu phân có kich thước
thích hợp.
Ở quy mô lớn, các tiểu phân dược chất rắn được nghiền với một lượng nhỏ chất
dẫn đã chứa chất gây thấm, để yên vài giờ để loại khí. Đồng thời, hoà tan hoặc phân
tán chất gây thấm trong một lượng lớn chất dẫn và để một thời gian cho sự hydrat hoá
xảy ra hoàn toàn. Sau đó, thêm từng lượng nhỏ dược chất đã được gây thấm vào trong
chất dẫn đã được hoà tan (hoặc phân tán) chất gây thấm. Các chất điện giải hoặc môi
trường đệm phải được thêm vào rất cẩn thận để tránh sự thay đổi điện tích của các tiểu
phân. Cuối cùng, thêm các tá dược còn lại như chất bảo quản, chất màu, mùi thơm.
Sau khi đã phối hợp tất cả các thành phần, cần dùng máy đồng nhất hoá hoặc máy siêu
âm để làmgiảm kích thước của các tiểu phân kết tụ. Các thiết bị nghiền hỗn dịch như
máy nghiền keo được sử dụng để nghiền ướt hỗn dịch thành phẩm với mục đích làm
giảm kích thước của các khối kết tụ để tạo một sản phẩm thích hợp (mịn).
Quy mô bào chế nhỏ với phương tiện chày cối:
Nghiền khô: dược chất rắn được nghiền đến độ mịn thích hợp.
Nghiền ướt: dược chất rắn được nghiền với một lượng nhỏ chất dẫn đủ để thấm
ướt toàn bộ bề mặt của dược chất rắn (còn gọi là tạo thành khối nhão).
Trường hợp dược chất rắn có bề mặt sơ nước và chất dẫn là nước thì chất gây
thấm được thêm vào giai đoạn này.
Phân tán vào chất dẫn đến thể tích quy định.
Chú ý: giai đoạn nghiền ướt là giai đoạn quyết định độ mịn và chất lượng của
hỗn dịch.
Không lọc các hỗn dịch thô.
64