Page 66 - Bào chế
P. 66
Phải đáp ứng yêu cầu chung của dạng Thuốc bột hoặc Thuốc cốm.
Khi để yên dược chất rắn phân tán có thể tách lớp riêng nhưng phải trở lại trạng
thái phân tán đồng đều trong chất dẫn, khi lắc nhẹ chai thuốc trong 1 – 2 phút và giữ
nguyên trạng thái phân tán đó trong vài phút.
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, ổn định của hỗn dịch thuốc
1.7.1. Ảnh hưởng của tính thấm môi trường phân tán của chất rắn không tan.
Để hỗn dịch hình thành và ổn định các tiểu phân chất rắn phải dễ thấm môi
trường phân tán.
- Các dược chất rắn thân nước dễ điều chế đạt yêu cầu các hỗn dịch thuốc nước.
- Các dược chất rắn sợ nước dễ điều chế đạt yêu cầu các hỗn dịch dầu.
Để làm cho các dược chất rắn sợ nước thành thân nước người ta dùng các chất
diện hoạt phân tử cấu tạo có 2 phần: phần thân nước và phần thân dầu. Chất diện hoạt
khi cho vào hai pha rắn – lỏng của hỗn dịch phân tử sẽ định hướng bề mặt tiếp xúc hai
pha tạo màng phân tử, ion tạo quanh các tiểu phân chất rắn, làm giảm sức căng bề mặt
giữa hai pha nên các tiểu phân chất rắn dễ thấm chất dẫn hơn.
Ngoài ra còn dùng các chất keo thân nước hoặc một số chất rắn vô cơ thân nước
dạng hạt rất nhỏ để biến chất rắn sợ nước thành thân nước.
Áp dụng khi điều chế hỗn dịch thuốc tiêm và thuốc dùng ngoài người ta dùng
các chất diện hoạt làm chất gây thấm.
Điều chế thuốc hỗn dịch uống người ta dùng các chất keo nước hoặc các chất rắn
thân nước ở dạng hạt nhỏ làm chất gây thấm.
1.7.2. Ảnh hưởng của tỷ trọng hai pha
Hiệu số tỷ trọng giữa dược chất rắn phân tán và chất lỏng môi trường phân tán
càng nhỏ thì hỗn dịch càng ổn định và bền vững.
1.7.3. Ảnh hưởng kích thước tiểu phân phân tán
Kích thước tiểu phân phân tán càng nhỏ (nhờ lực gây phân tán mạnh và chất gây
thấm có khả năng phân tán như chất diện hoạt) thì hỗn dịch càng dễ hình thành và ổn
định.
1.7.4. Ảnh hưởng của độ nhớt chất dẫn
Độ nhớt càng lớn thì hỗn dịch càng dễ hình thành và bền vững.
1.7.5. Các yếu tố khác
Các yếu tố như pH, chất điện giải, chất bảo quản... cũng có ảnh hưởng đến chất
lượng của hỗn dịch thuốc.
Trong trường hợp dược chất có tính ion hoá, có thể dùng môi trường đệm để làm
cho dược chất ít tan. Ngoài ra, các chất đệm còn được dùng để kiểm soát tình trạng ion
hoá của chất bảo quản, chất tạo độ nhớt hoặc duy trì pH của hỗn dịch ở một khoảng
thích hợp.
Các hỗn dịch nên có chất bảo quản để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn
2. KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ HỖN DỊCH
2.1. Các trường hợp điều chế thuốc thành dạng hỗn dịch
Khi pha chế theo đơn không phải đơn thuốc nào cũng ghi rõ dạng thuốc pha chế
mà người pha chế phải căn cứ vào phân tích thành phần của thuốc mà quyết định dạng
thuốc điều chế thích hợp.
63