Page 69 - Bào chế
P. 69
2.3. Kiểm tra chất lượng thuốc
DĐVN chưa quy định cụ thể phương pháp kiểm tra chất lượng chung của các
hỗn dịch thuốc.
Có một số phương pháp áp dụng để kiểm tra:
1. Mức độ phân tán đồng đều của các dược chất rắn không tan: lắc chai thuốc
chia thành từng liều, ly tâm lắng cặn đem cân. Lượng chất rắn có trong từng liều chênh
lệch không đáng kể.
2. Soi kính hiển vi để quan sát hình dạng, đo độ lớn và đếm số lượng tiểu phân
dược chất rắn có trong thể tích xác định (dụng cụ giống buồng đếm hồng cầu).
3. Xác định vận tốc lắng cặn: lắc đều hỗn dịch cho một thể tích xác định vào một
ống đong, đọc thể tích lắng cặn sau từng khoảng thời gian xác định.
2.4. Bảo quản
Đóng hỗn dịch vào chai lọ kín có dung tích lớn hơn thể tích thuốc và trên nhãn
có ghi dòng chữ “lắc trước khi dùng”.
2.5. Một số ví dụ hỗn dịch thuốc
2.5.1. Hỗn dịch Bactrim
Công thức:
Sulfamethoxazol 2,4g
Trimethoprim 0,48g
Nipagin 0,136g
Na CMC 0,3g
Natri saccharin 0,06g
Tween 80 0,12g
Propylenglycol 2,4g
Acid citric 0,064g
Chất thơm vđ
Nước cất (vđ) 60ml
kỹ thuật bào chế:
- Cân sulfamethoxazol và trimethoprim, nghiền mịn, trộn thành bột kép.
- Ngâm Na CMC trong khoảng 10ml nước ấm cho trương nở hoàn toàn, thêm
tween 80 trộn đều.
- Cho hợp dịch này vào cối có bột kép, nghiền kỹ thành bột nhão.
- Hoà tan nipagin vào propylenglycol, hoà tan natri saccharin và acid citric vào
nước, phối hợp hai dung dịch này làm chất dẫn và kéo dần hỗn dịch vào chai.
- Thêm chất thơm.
- Thêm nước cất vừa đủ, lắc đều.
- Dán nhãn đúng quy chế, có nhãn phụ “lắc trước khi dùng”
Thuốc uống điều trị các bệnh nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp “viêm phế quản),
đường tiêu hoá, đường tiết niệu, sinh dục.
Chất lượng thành phẩm: theo tiêu chuẩn cơ sở.
2.5.2. Hỗn dịch chữa đau dạ dày
66