Page 68 - Bào chế
P. 68

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ điều chế hỗn dịch bằng phương pháp phân tán cơ học
                  2.2.2. Phương pháp ngưng kết
                        Dựa trên sơ sở quá trình ngưng kết các tiểu phân kích thước bé như các ion,
                  phân tử, micell thành các tiểu phân lớn hơn có kích thước đặc trưng hệ phân tán hỗn
                  dịch (đường kính > 0,1 micromet).
                        Điều chế hỗn dịch chỉ trong quá trình điều chế dược chất rắn ở dạng tiểu phân
                  phân tán trong chất dẫn được tạo ra dưới dạng kết tủa do khi pha chế thay đổi dung
                  môi hoăc phản ứng trao đổi ion với nhau tạo ra chất mới không hoà tan trong chất dẫn.
                        Hoặc điều chế hỗn dịch dược chất rắn không tan trong chất dẫn nhưng lại dễ tan
                  trong dung môi trơ khác.
                          Ngưng kết do làm thay đổi dung môi

                        Hỗn dịch được tạo ra do dược chất bị thay đổi dung môi và bị kết tủa khi đem
                  pha chế hỗn hợp với chất dẫn. Phải trộn trước dung dịch dịch dược chất sẽ tủa với dịch
                  thể chất thân nước (siro, keo, tween 80) rồi phối hợp từ từ từng ít một hỗn hợp này vào
                  toàn bộ lượng chất dẫn khi phối hợp phải luôn khuấy trộn.

                          Ngưng kết do phản ứng hoá học tạo tủa
                        Hỗn dịch được tạo ra do phản ứng trao đổi với nhau tạo thành chất mới không
                  tan trong chất dẫn (chất kết tủa có tác dụng dược lý mong muốn) phải dung toàn bộ
                  lượng chất dẫn có trong công thức để hoà tan riêng từng chất thành dung dịch thật
                  loãng rồi mới phối hợp dần vào nhau, khuấy trộn để phân tán đều.
                  2.2.3. Bột và cốm để pha hỗn dịch
                        Dược chất không bền vững trong chất dẫn (kháng sinh) thì không điều chế dạng
                  hỗn dịch mà điều chế dưới dạng bột hoặc cốm nhỏ, trong thành phần có sẵn chất gây
                  phân tán và ổn định. Khi dung môi lắc với chất dẫn chuyển thành hỗn dịch.


                                                                                                         65
   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73