Page 64 - Bào chế
P. 64

CHƯƠNG 4. HỖN DỊCH THUỐC
                  MỤC TIÊU HỌC TẬP:
                  1.  Trình bày được định nghĩa, ưu-nhược điểm, phân loại của hỗn dịch thuốc.

                  2.  Trình bày được thành phần chung, nguyên tắc tiến hành của các phương pháp
                  bào chế và các yêu cầu chất lượng của hỗn dịch thuốc.
                  3. Phân tích được một số công thức hỗn dịch thuốc.
                  NỘI DUNG:

                  1. ĐẠI CƯƠNG
                  1.1. Định nghĩa
                        Hỗn dịch thuốc là các thuốc lỏng để uống, tiêm, dùng ngoài chứa các dược chất
                  rắn không hòa tan được phân tán đều dưới dạng các hạt rất nhỏ (đường kính lớn hơn
                  0,1 micromet) trong chất dẫn là nước hoặc dầu.
                         Thuật ngữ “Sữa” đôi khi được sử dụng để chỉ các hỗn dịch với chất dẫn là nước
                  dùng để uống (ví dụ Sữa magnesi). Thuật ngữ “Magma” thường được dùng để mô tả
                  các hỗn dịch của các chất rắn vô cơ như bentonit phân tán trong nước, trong đó có
                  khuynh hướng hydrat hoá mạnh và có sự kết hợp các tiểu phân chất rắn để tạo ra  thể
                  chất sệt và có tính lưu biến kiểu thixotrop.
                         Thuật ngữ “Thuốc xức” được dùng để phân loại các hỗn dịch và nhũ tương bôi
                  lên da cho tác dụng tại chỗ.
                         Dạng hỗn dịch hoàn chỉnh để có thể sử dụng ngay: Là chất lỏng đục hay thể
                  lỏng có một lớp cặn ở đáy chai, khi lắc nhẹ cặn này phải phân tán đều trở lại đều trong
                  chất dẫn.
                         Dạng bột hay dạng cốm: Trước khi sử dụng chuyển thành hỗn dịch hoàn chỉnh
                  bằng cách lắc với một lượng chất dẫn thích hợp.
                         Hỗn dịch không được dùng để tiêm tĩnh mạch hay động mạch.
                  1.2. Phân loại hỗn dịch

                  1.2.1. Theo nguồn gốc chất dẫn
                        - Hỗn dịch nước
                        - Hỗn dịch dầu
                        - Hỗn dịch glycerin

                  1.2.2. Theo đường dùng
                        - Hỗn dịch uống
                        - Hỗn dịch tiêm dưới da, tiêm bắp (không được tiêm TM và tủy sống)
                        - Hỗn dịch dùng ngoài
                  1.2.3. Theo kích thước tiểu phân

                        Hỗn dịch thô (coarse suspension) là hệ phân tán dị thể của các tiểu phân rắn có
                  kích  thước  lớn  hơn  1m,  giới  hạn  tối  đa  của  các  tiểu  phân  rắn  trong  khoảng  50  -
                  75m.
                        Hỗn dịch keo (collodial suspension) là hệ phân tán vi dị thể của các tiểu phân rắn
                  có kích thước nhỏ hơn 1m, ví dụ như hỗn dịch nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd.
                  Trong hỗn dịch keo, kích thước các tiểu phân rắn nhỏ gần như các hạt keo nên tuân


                                                                                                         61
   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69