Page 194 - Bào chế
P. 194
Khi chưa nén, các tiểu phân xếp xa nhau, giữa chúng là các khoảng trống chứa
đầy không khí. Dưới tác động của lực nén, các tiểu phân dịch lại gần nhau, khoảng
trống liên tiểu phân thu hẹp, không khí thoát ra ngoài.
Khi nén đến một lực nén tới hạn, các tiểu phân xếp sít nhau đến một mức độ
nhất định và giữa chúng sinh ra lực liên kết như: Lực hút Van der Waals, lực liên kết
hoá trị, liên kết hydro,... Lực liên kết này giúp cho viên nén hình thành. Khoảng trống
liên tiểu phân biến thành các vi mao quản, giúp cho việc kéo nước vào lòng viên làm
cho viên rã ra khi dùng.
Khi giải nén, các tiểu phân sinh ra phản lực đàn hồi. Với tiểu phân biến dạng
dẻo, phản lực đàn hồi nhỏ hơn lực liên kết và viên vẫn giữ được độ bền cơ học sau khi
nén. Với tiểu phân biến dạng đàn hồi, phản lực đàn hồi lớn có thể phá vỡ từng phần
cấu trúc của viên. Lớp tiểu phân ở bề mặt viên bị nén nhiều nhất, khi giải nén sẽ có
phản lực đàn hồi lớn nhất, làm cho viên dễ bị bong mặt.
Hình 12.4. Phân bố lực nén trong lòng viên nén
Khi dập viên, nếu lực nén lớn quá có thể làm cho tiểu phân bị biến dạng, gẫy vỡ
ảnh hưởng đến độ tan và tốc độ hoà tan ban đầu của dược chất, do đó mà ảnh hưởng
đến SKD của viên. Hơn nữa, hiên tượng quá nén sẽ làm giảm hệ thông vi mao quản
trong viên, làm cho viên khó tan rã giải phóng dược chất. Vì vậy, khi dập viên cần xác
định lực nén tối ưu cho từng loại dược chất và từng công thức dập viên.
Trong quá trình dập viên, lực nén phân bố không đồng đều trong lòng viên nén
(hình 14.4). Việc phân bố này phụ thuộc nhiều vào tá dược trơn và kiểu máy dập viên.
Trong sản xuất lớn, người ta dùng máy quay tròn nhiều chày để dập viên, khi đó
viên được nén từ từ nhiều lần, lực nén trong lòng viên được phân bố đồng đều hơn ở
máy tâm sai nên viên ít bị bong mặt, sứt cạnh hơn.
Tóm lại, quy trình bào chế viên nén theo phương pháp tạo hạt ướt có thể tóm tắt
theo sơ đồ hình 12.5.
191